Ngân hàng Khu vực 15: Tập trung huy động vốn hỗ trợ phát triển kinh tế biển trên địa bàn
Không chỉ là vùng trọng điểm nông nghiệp, An Giang và Cà Mau còn là tỉnh giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển. Trong đó, nuôi biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần đưa tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia trong tương lai. Ngoài nguồn lực của ngân sách nhà nước, các nguồn lực vốn tín dụng ngân hàng sẽ tập trung cho vay các thành phần kinh tế để phát triển tiềm năng kinh tế biển trên địa bàn Khu vực 15.
Trên thực tế, tỉnh An Giang và tỉnh Cà Mau có bờ biển dài trên 200 km, ngư trường rộng lớn khoảng 63.290 km2, cùng hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ và nguồn lợi thủy sản phong phú, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành nuôi biển.
Thời gian qua, hoạt động nuôi biển trên địa bàn hai tỉnh phát triển nhanh cả về quy mô và sản lượng, với nhiều đối tượng nuôi đa dạng, phù hợp điều kiện tự nhiên từng vùng. Các vùng biển thuộc đặc khu Kiên Hải, Phú Quốc và các xã đảo Tiên Hải, Hòn Nghệ, Sơn Hải có điều kiện thuận lợi để nuôi cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng, cá chẽm... theo mô hình lồng bè truyền thống bằng gỗ hoặc lồng nhựa HDPE. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 4.291 lồng bè nuôi cá biển, sản lượng thu hoạch đạt 4.241 tấn/năm.
Tại các xã ven biển An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương và Hà Tiên, nghề nuôi nhuyễn thể, như: Sò huyết, vẹm xanh, hến biển, nghêu... phát triển mạnh, với diện tích nuôi 23.345ha, sản lượng thu hoạch hơn 96.600 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh còn phát triển nuôi một số đối tượng khác, như: Ngọc trai, hàu, ốc hương...
Theo nhiều nông dân, nuôi biển đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả, giúp bà con cải thiện thu nhập và vươn lên khá giả. Bà Huỳnh Tuyết Hạnh, hộ nuôi cá lồng bè ở đặc khu Phú Quốc chia sẻ: “So với nghề đánh bắt thủy sản, mô hình nuôi cá bớp, cá mú trân châu trong lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt. Với 15 lồng nuôi, sau khi trừ chi phí, nông dân có thể lợi nhuận từ 500 - 600 triệu đồng/năm”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng ưu tiên nuôi biển công nghệ kết hợp tạo lợi ích kép; phát triển nghề cá giải trí (câu cá giải trí, ngắm cá giải trí, đánh cá giải trí, nuôi xuất khẩu cá rạn san hô) gắn với du lịch. Xây dựng các biểu tượng văn hóa biển đậm chất An Giang và Cà Mau ở các khu đô thị ven biển và trên đảo. Ngành Ngân hàng Khu vực 15 đã xác định tiềm năng kinh tế đã tập trung huy động nguồn vốn để đẩy mạnh dư nợ tín dụng lĩnh vực ưu tiên mà địa phương có thế mạnh.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Khu vực 15 đã tập trung khuyến mãi thúc đẩy huy động vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư đến cuối tháng 7/2025, ước đạt 255.300 tỷ đồng, tăng 0,31% so tháng trước, tăng 8,57% so cuối năm 2024, đáp ứng 65,4% nhu cầu vốn tín dụng Khu vực 15. Cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chủ yếu số dư huy động VND và kỳ hạn ngắn hạn. Trong đó tỉnh An Giang ước đạt 172.100 tỷ đồng, tăng 8,74% so cuối năm 2024, chiếm 67,4% tổng huy động Khu vực 15; tỉnh Cà Mau ước đạt 83.200 tỷ đồng, tăng 8,22%, chiếm 32,5%.
Có được nguồn vốn huy động tại chỗ kết hợp với nguồn vốn điều hòa từ hội sở chính, các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tín dụng, cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh khả thi có nhu cầu vay và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Nhờ đó, dư nợ tín dụng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, phù hợp với thực tế và nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội 2 tỉnh trong khu vực.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 15 cho thấy, dư nợ tín dụng của các TCTD thuộc Khu vực 15 ước đạt 390.600 tỷ đồng (An Giang ước đạt 267.400 tỷ đồng, tăng 2,6% so cuối năm 2024, chiếm 68,5% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15; Cà Mau ước đạt 123.200 tỷ đồng, tăng 5,68%, chiếm 31,5%), tăng 0,52% so tháng trước, tăng 3,55% so cuối năm 2024. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 80.940 tỷ đồng, tăng 2,10% so cuối năm 2024, chiếm 20,8% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15; dư nợ tín dụng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 52.174 tỷ đồng, tăng 1,91% so cuối năm 2024, chiếm 13,4% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15 và tín dụng ngành thương mại và dịch vụ đạt 255.470 tỷ đồng, tăng 3,55% so cuối năm 2024, chiếm 65,79% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15.
Được thiên nhiên ưu đãi với cả 3 môi trường nuôi thủy sản gồm nước ngọt, mặn và lợ, đây là điều kiện tốt để phát triển ngành thủy sản của tỉnh, nhất là nuôi các loài thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu lẫn tiêu thụ ở thị trường trên 101 triệu dân của Việt Nam .
Điểm đáng chú ý, các tổ chức tín dụng trên địa bàn khu vực đã đẩy mạnh tăng cường cho vay lĩnh vực thủy hải sản trên địa bàn đạt dư nợ ngành thủy sản đạt 78.693 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15. Trong đó, dư nợ cho vay cá tra đạt 17.769 tỷ đồng, dư nợ cho vay tôm đạt 24.468 tỷ đồng.
Tăng tốc đầu tư
Để khai thác tiềm năng nuôi biển, những năm qua, tỉnh thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch và ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào ngành nuôi biển. Giai đoạn 2024 - 2025, UBND tỉnh An Giang đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 5 doanh nghiệp, với tổng diện tích 2.908,7ha, tổng vốn 1.110 tỷ đồng. Ngoài danh mục dự án đã phê duyệt, tỉnh tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào những khâu còn yếu như sản xuất con giống, thức ăn công nghiệp, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nuôi biển.
Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu UBND tỉnh An Giang xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ hiện đại và công nghệ số trong nuôi biển; tích hợp không gian nuôi trồng thủy sản biển vào quy hoạch tỉnh. Tỉnh thực hiện tốt công tác cấp phép nuôi biển, giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi biển theo pháp luật.
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GRDP của hai tỉnh An Giang và Cà Mau, ngoài nguồn lực đầu tư công của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Khu vực 15 tiếp thêm động lực tăng trưởng kinh tế địa phương bằng giải pháp đồng bộ đẩy mạnh tăng tốc dư nợ tín dụng vào các động lực tăng trưởng.
Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng: Cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm khả thi phục vụ phát triển kinh tế của khu vực (phát triển kinh tế biên; công nghiệp, logistics phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, du lịch...) và các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản...).
Các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm.... theo hướng dẫn của Hội sở chính, đi đôi với việc tuân thủ các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng đê đảm bảo an toàn hoạt động, hạn chế nợ xâu phát sinh. Chủ động triên khai, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng hình thức phù hợp.