Thị trường ngày 4/1: Giá dầu lao đôc mất 4%, vàng cao nhất 6 tháng, khí đốt chạm đáy 10 tháng
Thị trường hàng hóa biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, với giá dầu giảm sâu, khoảng 4%, khí đốt giảm 11%, trái lại vàng tăng vọt lên mức cao n hất 6 tháng trong khi dầu cọ cao nhất hơn 1 tháng.
Dầu lao dốc 4%
Giá dầu giảm 4% trong phiên giao dịch đầy biến động vào thứ Ba (3/1), chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu yếu từ Trung Quốc, triển vọng kinh tế ảm đạm và đồng đô la Mỹ tăng mạnh.
Dầu Brent kỳ hạn giao tháng 3 giảm 3,81 USD, tương đương 4,4%, xuống 82,10 USD/thùng, mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hơn ba tháng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,33 USD xuống 76,93 USD/thùng, giảm 4,1%, mức giảm lớn nhất trong hơn một tháng.
Nhà phân tích Robert Yawger của Mizuho cho biết: “Có rất nhiều lý do để lo ngại vào lúc này - tình hình COVID-19 ở Trung Quốc và nỗi sợ suy thoái kinh tế trong tương lai gần đang gây áp lực lên thị trường”.
Vàng đạt “đỉnh” 6 tháng
Giá vàng khởi đầu năm 2023 bằng việc chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, trong bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá triển vọng tăng lãi suất của Fed, vốn đóng vai trò như một cơn gió ngược đáng kể đối với vàng thỏi trong suốt năm 2022.
Giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.838,56 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 6, là 1.849,89 USD; vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 1,1% lên 1.846,1 USD.
Edward Moya, nhà phân tích cao cấp của OANDA, cho biết với một nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái, sự không chắc chắn về lộ trình tăng lãi suất của Fed và rủi ro địa chính trị, "các nhà đầu tư vẫn thận trọng một chút và vàng có vẻ khá hấp dẫn".
Đồng giảm, nickel tăng mạnh
Giá đồng được giao dịch trong biên độ hẹp trong phiên thứ Ba, nhưng tâm lý nhà giao dịch chuyển hướng tiêu cực do đồng đô la mạnh lên và triển vọng nhu cầu xấu đi do tăng trưởng yếu ở nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác.
Trong khi đó, giá niken trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng hơn 6% lên 31.975 USD/tấn, mức cao nhất trong hơn ba tuần, với kỳ vọng rằng một vị thế bán khống lớn đáo hạn vào tháng 1 sẽ phải được mua lại.
Kết thúc phiên, giá niken tăng 3,3% lên 31.055 USD/tấn, trong khi đồng giảm 0,6% xuống 8.319 USD.
Đậu tương, lúa mì, ngô sụt giảm
Giá ngũ cốc và đậu tương Mỹ đồng loạt giảm trong phiên 3/1 do USD mạnh lên và hoạt động bán ra trên diện rộng.
Việc giá dầu sụt giảm, chịu áp lực bởi triển vọng kinh tế ảm đạm, trong khi chứng khoán Mỹ gặp khó khăn cũng tác động tiêu cực lên thị trường. Đồng đô la tăng giá khiến hàng hóa của Mỹ, bao gồm cả nông sản, trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu.
Hợp đồng đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 31-3/4 cent xuống 14,92-1/4 USD/bushel và chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 12. Giá ngô cũng chạm mức thấp nhất trong một tuần trước khi kết thúc giảm 8 cent còn 6,70- 1/2 USD/bushel. Lúa mì giảm 16-1/2 cent đóng cửa ở mức 7,75-1/2 USD/bushel.
Khí đốt giảm 11%
Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ trong phiên 3/1 giảm khoảng 11% xuống mức thấp nhất trong 10 tháng do xu hướng biến động tiếp tục kéo dài sang năm 2023 khi dự báo thời tiết ấm hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong tháng 1 thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Hợp đồng khí đốt của Mỹ kỳ hạn tương lai giảm 50,8 cent, tương đương 11,4%, xuống 3,967 USD/(mmBtu), là mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 2.
Năm 2022, hợp đồng khí đốt của Mỹ kỳ hạn tương lai đã biến động mạnh nhất từ trước tới nay, do giá khí đốt toàn cầu tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ do nguồn cung bị gián đoạn và các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Dầu cọ cao nhất 5 tuần
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia đã tăng lên mức đóng cửa cao nhất trong gần 5 tuần trong phiên giao dịch đầu tiên của năm, được củng cố bởi sản xuất của Malaysia chậm lại và nguồn cung của Indonesia thắt chặt hơn.
Hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 81 ringgit, tương đương 1,94%, lên 4.255 ringgit (966,61 USD)/tấn vào thứ Ba.
Năm 2022, hợp đồng này đã có giá trị trung bình là 4.190 ringgit (952,27 USD)/tấn và ghi nhận mức giảm hàng năm đầu tiên sau 4 năm.
Các nhà phân tích cảnh báo năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với thị trường dầu cọ nói riêng và dầu thực vật nói chung sau năm 2022 đã chịu tác động từ bất ổn toàn cầu về các yếu tố thời tiết, địa chính trị và kinh tế kéo dài. Triển vọng toàn cầu đối với dầu cọ vẫn không chắc chắn, với việc số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại ở nhà nhập khẩu lớn trên thế giới - Trung Quốc - làm ảnh hưởng đến nhu cầu, trong khi giá năng lượng cao và sản lượng sụt giảm.
Oil World dự báo sản lượng dầu cọ toàn cầu sẽ tăng 2,9 triệu tấn trong mùa vụ 2022/23. Sản lượng sẽ tăng 300.000 tấn ở Malaysia và 2,2 triệu tấn ở Indonesia vào năm 2023. Tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ chậm lại ở mức 2,3-2,5 triệu tấn trong giai đoạn 2020-2030, phần lớn do thiếu tái canh và trồng mới, cũng như thất thoát trong thu hoạch.
Dự báo giá dầu cọ có thể sẽ giảm xuống còn 3.900 - 4.300 ringgit/tấn vào tháng 3/2023 và giảm tiếp xuống 3.800 - 4.200 ringgit/tấn trong quý 2/2023.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 4/1: