A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội: Khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế

Hà Nội xác định khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế. Phát triển thị trường khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh, Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề: “Thanh niên thành phố Hà Nội khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số”

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề: “Thanh niên thành phố Hà Nội khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số”

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những khâu đột phá được thành phố (TP) Hà Nội xác định theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII.

Sau hơn hai năm rưỡi triển khai khâu đột phá này, TP Hà Nội nhận định, hoạt động phát triển thị trường khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh, Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước.

Khởi nghiệp cũng là một chủ trương lớn được Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cùng với cả nước, trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trong xu thế hội nhập và phát triển, thành phố xác định khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Với định hướng đến năm 2025, Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước, UBND thành phố đã phê duyệt "Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2019-2025". Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo và 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề: “Thanh niên thành phố Hà Nội khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số”

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng thanh niên Thủ đô

Cuối tháng 12/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố kết quả thử nghiệm Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, thành phố (PII) đối với 20 tỉnh/thành phố. Theo đó, kết quả Hà Nội có điểm số cao nhất, xếp hạng 01 về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, thành phố.

Trong đó, ít nhất có 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng...

Để thực hiện được mục tiêu này, trong giai đoạn 2021 - 2022, để triển khai các nhiệm vụ của Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025", thành phố đã thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Cụ thể, Hà Nội đã hỗ trợ 5 đơn vị truyền thông về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; hỗ trợ 10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhận kinh phí thuê mặt bằng; Hỗ trợ 2 vườn ươm, không gian làm việc chung nhận kinh phí sửa chữa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật; Hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức 4 khoá đào tạo cho 60 Start up, 60 huấn luyện viên cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức khoá huấn luyện, đào tạo cho 10 Start up đi kết nối trao đổi kinh nghiệm tại Singapore; Hoàn thành xây dựng báo cáo giữa kỳ về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Hà Nội.

Hà Nội: Khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế

Tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Tính đến hết năm 2022, Hà Nội có 16 quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo được thành lập; Tổ chức hơn 20 hội thảo, hội nghị, toạ đàm kết nối đầu tư, kết nối các thành phần hệ sinh thái, tạo mạng lưới liên kết từ chuyên gia, doanh nghiệp đến các Startup; Từ các quỹ đầu tư đến các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, dự án đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Đã có 21 vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập".

Trên toàn địa bàn thành phố có 16/36 (chiếm khoảng 40%) doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - CNTT).

Thành phố đã quan tâm tạo điều kiện và nguồn lực tối đa cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số. Trong năm 2022, Hà Nội đã bố trí hơn 15 tỷ đồng để triển khai các nhiệm vụ của Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa.

Bí thư Đoàn phường Đồng Mai Tạ Duy Cường với sản phẩm nông sản sạch của quê hương. Ảnh: internet

Bí thư Đoàn phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) Tạ Duy Cường với sản phẩm nông sản sạch của quê hương

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho việc đổi mới, sáng tạo, thành phố đã tổ chức 16 khóa đào tạo với 240 Startup, 240 Mentor; 25 chuyến đi thực tế tại thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng; 10 Demo days; Thăm và kết nối 15 đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, 8 mạng lưới nhà đầu tư thiên thần...

Ngoài ra, sự hỗ trợ, ủng hộ của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và sự phối hợp tích cực của các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ trên địa bàn thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thủ đô.

Hà Nội cũng đã hỗ trợ 6 đề tài, 10 dự án sản xuất thử nghiệm do doanh nghiệp chủ trì thực hiện đang triển khai nhằm nghiên cứu, sáng tạo các giải pháp, công nghệ mới để ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp mới, sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới tại doanh nghiệp. Kinh phí ngân sách nhà nước năm 2022 cho các đề tài, dự án do doanh nghiệp chủ trì là trên 10 tỷ đồng.

Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội là trên 16.000 (cả nước có trên 46.200 đơn, Hà Nội chiếm 34,5% và dẫn đầu cả nước) trong đó trên 600 đơn sáng chế, treeb 200 đơn giải pháp hữu ích, trên 600 đơn kiểu dáng công nghiệp, trêb 14.700 đơn nhãn hiệu. Số lượng bằng/giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp trong năm 2021 trên địa bàn thành phố là 8.700 (cả nước có 26.917 bằng, Hà Nội chiếm 32,5% và đứng thứ hai cả nước).

Năm 2022, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là trên 13.660 (cả nước có 40.440 đơn, Hà Nội chiếm 33,8% và đứng đầu cả nước). Số lượng bằng/giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp năm 2022 trên địa bàn Thành phố là trên 10.300 (Hà Nội chiếm 33,0% và đứng thứ hai cả nước.

Theo dữ liệu của Cục Thông tin KH&CN quốc gia, số công bố quốc tế của Hà Nội năm 2021 là 7.009/18.498 công bố quốc tế của cả nước (chiếm 37,9%). Số công bố quốc tế của Hà Nội năm 2022 là 7.528/18.303 công bố quốc tế của cả nước (chiếm 41,1%).

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: Hiện nay hoạt động của Quỹ phát triển khoa học công nghệ còn một số khó khăn, vướng mắc do chưa đủ cơ sở pháp lý cho vay đối với các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vì theo quy định hiện nay thì quỹ phải bảo toàn vốn mà cho vay đầu tư khởi nghiệp thì có rủi ro.

Do vậy, UBND thành phố đang dự thảo Luật Thủ đô xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ngành để chuẩn bị trình Quốc hội trong đó có nội dung chính sách huy động liên quan đến huy động sử dụng phát huy tiềm lực đổi mới sáng tạo chuyển đổi số. Nếu được thông qua thì sẽ tháo gỡ được nội dung vướng mắc này, thực hiện thử nghiệm đầu tư mạo hiểm có kiểm soát và huy động các nguồn vốn khác để ươm tạo doanh nghiệp, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên của thành phố…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan