A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, có thể sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm

Startup thịt nuôi cấy từ phòng thí nghiệm Aleph được kỳ vọng có thể thay đổi ngành công nghiệp kinh doanh protein động vật, giúp nó trở nên bền vững hơn với tiềm năng nuôi sống hàng triệu lao động.

Didier Toubia đang ngồi trên chiếc Renault cùng Yohai Schneider - người đàn ông sở hữu một trong những trang trại lớn nhất Israel. Họ gặp nhau vào buổi sáng se lạnh trên cao nguyên Golan để cùng đi thực địa đàn bò đang được chăn thả.

Câu chuyện bắt đầu từ vài năm trước, khi Toubia này ra ý tưởng kinh doanh táo bạo. Ông hiện là Giám đốc điều hành Aleph Farms, startup chuyên phát triển thịt từ tế bào thay vì nuôi hay giết mổ động vật. Cho rằng ngành công nghiệp thịt truyền thống, đặc biệt là thịt bò, đang tàn phá môi trường bằng lượng khí thải mêtan khổng lồ đến mức "không thể chấp nhận được", Toubia kỳ vọng startup của mình có thể thay đổi lĩnh vực kinh doanh protein động vật, giúp nó trở nên bền vững hơn và mang lại tiềm năng nuôi sống hàng triệu người.

Tham vọng này đồng nghĩa với việc Israel sẽ có ít hơn những chủ trang trại công nghiệp truyền thống. Toubia chỉ muốn hợp tác với những chủ trại chăn thả nhỏ lẻ như Schneider bởi loại hình này không thải ra ngoài môi trường quá nhiều khí thải, sau đó chi tiền cho họ để mua tế bào bò. Toubia thậm chí còn trang bị cả lò phản ứng sinh học để những chủ trại như Schneider cũng có thể tạo ra loại thịt được nuôi cấy đặc biệt.

"Anh sẽ có thêm doanh thu. Và đối với chúng tôi, đó cũng là một cách để tìm nguồn tế bào tốt nhất", ông Toubia nói.

"Nó có vị như thịt không?. Nó có giống thịt không?", ", Schneider hoài nghi hỏi và dẫn chứng bằng câu chuyện bố cố gắng bắt chước món thịt hầm của bà nhưng không bao giờ thành.

"Có chứ", Toubia khẳng định, đồng thời cũng giải thích rằng startup của ông không cố sao chép y hệt những miếng thịt dày có vân bán trong các lò mổ. Thay vào đó, mục tiêu của Aleph là sản xuất những miếng thịt mỏng có kích thước gần bằng bít tết nhỏ. Công ty hiện cũng ấp ủ kế hoạch chế tạo sườn bằng máy in sinh học 3D.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 1.

 

"Ý tưởng là chúng ta có thể tạo ra không gian riêng trong vũ trụ thịt", Didier Toubia nói.

Schneider có vẻ không quan tâm đến tham vọng lớn lao đó. Anh bắt đầu chuyển chủ đề, sau đó gợi nhắc đến những mạch đá núi lửa sẫm màu trên cánh đồng và tàn tích của một thành phố Do Thái cổ.

Trả lời phỏng vấn sau đó, Schneider nói rằng anh ấy sẵn sàng thực hiện thỏa thuận với Aleph, song không thực sự chắc chắn về việc "nuôi" thịt ngay tại trang trại. Anh cũng lo rằng nhiều chủ trang trại khác sẽ muốn học theo mình vì sợ hoạt động kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 2.

 

Theo Liên Hợp Quốc, ngành chăn nuôi toàn cầu chịu trách nhiệm tới 14,5% tổng lượng khí nhà kính trên thế giới, trong đó, phần lớn đến từ hoạt động chăn nuôi gia súc. Nhiều người ăn thịt có ý thức bảo vệ môi trường bắt đầu chuyển sang ăn đậu lăng, song cũng chỉ được một thời gian ngắn. Ước tính dân số thế giới sẽ tăng 11% trong thập kỷ tới, và dĩ nhiên, mức tiêu thụ thịt sẽ tiếp tục tăng lên.

"Thịt được nuôi cấy" được kỳ vọng có thể trở thành giải pháp. Năm ngoái, các nhà đầu tư đã rót 1,4 tỷ USD vào ngành công nghiệp non trẻ này, theo Good Food Institute, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các loại protein thay thế. Trong khi đó, số lượng các công ty tham gia sản xuất thịt nuôi cấy tế bào trên toàn thế giới đã tăng lên 107.

Toubia là một trong số rất ít các CEO thực sự đề cao lợi ích về môi trường khi bắt đầu khởi nghiệp. Không giống như một số đối thủ dự định ra mắt thị trường bằng thịt gà, Aleph tập trung hoàn toàn vào thịt bò nhân tạo bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Quá trình dĩ nhiên tốn công sức hơn, song Toubia kỳ vọng doanh thu công ty sẽ được đền đáp xứng đáng.

"Trong bối cảnh ngày càng nhiều startup kinh doanh thịt nuôi cấy từ tế bào, Aleph Farms vẫn là độc nhất. Họ tạo được ra những loại sản phẩm khó và cách tiếp cận này khiến hoàn toàn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh", Chase Purdy, tác giả cuốn Billion Dollar Burger: Inside Big Tech's Race for the Future of Food, cho biết.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 3.

 

Aleph vì thế thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư, chẳng hạn như diễn viên Leonardo DiCaprio - ban cố vấn phát triển bền vững của công ty; Cargill - gã khổng lồ đóng gói thịt có trụ sở tại Mỹ; quỹ tài sản của Abu Dhabi và BRF - nhà xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, cạnh tranh trên thị trường thịt nhân tạo bắt đầu sôi động kể từ khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tuyên bố thịt gà được sản xuất bởi Upside Foods - một đối thủ của Aleph's có trụ sở tại Berkeley, California, rất an toàn. Động thái trên được ví như "phước lành" đối với thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, dù Upside Food sau đó vẫn phải vượt qua các rào cản bổ sung với Bộ Nông nghiệp Mỹ trước khi bán sản phẩm ra thị trường.

Tuy nhiên, ngay cả khi những công ty như Upside và Aleph đáp ứng đủ những yêu cầu từ cơ quan quản lý, con đường dẫn đến lợi nhuận vẫn khó lòng được đảm bảo. Cho đến nay, chỉ Singapore cho phép bán thịt nuôi từ phòng thí nghiệm, bởi duy nhất một công ty: Eat Just. Dẫu vậy, Eat Just, có trụ sở chính tại Alameda, Calif., cho đến nay vẫn chưa có lời vì chi phí sản xuất quá lớn.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 4.

 

"Tôi không muốn nói con số thiệt hại chính xác," Josh Tetrick, Giám đốc điều hành Eat Just chia sẻ tại Hội nghị Đầu tư Chuyên đề Trí tuệ Bloomberg. Toubia thừa nhận những khó khăn đó, song vẫn lạc quan rằng các công ty như Aleph đang nỗ lực vượt qua.

Dẫu vậy, theo Hanna Tuomisto, lãnh đạo nhóm nghiên cứu Hệ thống lương thực bền vững tại Đại học Helsinki, mọi thứ đều không chắc chắn. "Hồi 2008, mọi người nói rằng những sản phẩm thịt nhân tạo sẽ có mặt sau 5 năm nữa. Sự thật là tới 14 năm sau, dự đoán trên mới thành sự thực. Vậy nên càng ngày, tôi càng hoài nghi", bà Hanna Tuomisto nói.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 5.

 

Mỗi ngày, nhân viên của Aleph, trong bộ đồ bảo hộ, lại chăm chỉ làm việc trong cơ sở sản xuất thử nghiệm. Họ nhân rộng tế bào trong thiết bị phản ứng sinh học vốn được sử dụng để sản xuất các mặt hàng như vitamin và bia. Sau khi đã có đủ tế bào, nhân viên Aleph sẽ đặt chúng vào thiết bị thứ hai có tên phản ứng sinh học mô để biệt hoá thành tế bào cơ, mỡ và collagen. Toàn bộ quá trình chỉ mất từ 3-4 tuần thay vì ròng rã 2 năm để nuôi lớn một con bò.

Thịt mềm và ngon ngọt, tuy nhiên sẽ đắt hơn 50% so với các loại bít tết thông thường. Toubia cho biết Aleph sẽ chỉ có thể hạ giá bán về mức ổn định sau 5 năm kể từ khi tung ra thị trường.

Chia sẻ với phóng viên Bloomberg, Toubia cho biết mình bắt đầu quan tâm đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu lương thực toàn cầu khi còn là sinh viên đại học. Điều này thôi thúc cậu thanh niên thời đó theo đuổi bằng thạc sĩ về kỹ thuật thực phẩm tại AgroSub, một trường nông nghiệp ở Dijon, Pháp. Những gì đang diễn ra ở Châu Phi khiến ông lo ngại hệ thống lương thực của thế giới đang mất cân bằng.

Toubia sau đó chuyển đến Israel, nơi ông dành hai thập kỷ để làm việc trong ngành công nghệ y tế và dìu dắt 2 công ty khởi nghiệp thành công. Mối bận tâm đối với thực phẩm nung nấu mãi cho đến năm 2016, khi ông có cơ hội gặp gỡ Giáo sư Shulamit Levenberg, trưởng khoa kỹ thuật y sinh tại Viện Công nghệ Technion-Israel. Ý tưởng về startup Aleph ra đời từ đó.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 6.

 

"Anh ấy có tất cả kiến thức và kinh nghiệm. Toubia là một CEO hoàn hảo", Shulamit Levenberg, hiện là cố vấn khoa học chính của Aleph, cho biết.

Cả hai, cùng Kitchen Hub, một vườn ươm công nghệ thực phẩm của Israel, đã thành lập công ty có tên là Meat the Future, sau đó đổi tên thành Aleph Farms. Năm 2018, món bít tết từ tế bào đầu tiên được sản xuất thành công.

"Khi đó, chúng tôi có cảm giác rằng mình đã giải mã được mọi sự thần kỳ", Toubia nói.

Chỉ trong vài tháng, Aleph lập tức huy động được 105 triệu USD, qua đó tăng định giá startup lên mức 325 triệu USD, theo Pitchbook. Tháng 9 cùng năm, diễn viên DiCaprio tiếp tục rót thêm vốn cho Aleph.

Câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào Aleph bắt đầu bán bít tết? Theo Toubia, startup có thể sẽ bắt đầu ra mắt thị trường trong năm tới hoặc lâu hơn tại Singapore hoặc Israel. Singapore hiện vẫn chưa cho phép bất kỳ công ty nào, trừ Eat Just, bán thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trong khi Israel không cấp phép cho bất kỳ công ty khởi nghiệp thịt nuôi cấy tế bào nào.

Với Toubia, bước đột phá đầu tiên của Aleph, bất kể nó xảy ra ở đâu, sẽ là "khúc dạo đầu" cho cú nhảy vọt tại Mỹ. Vào tháng 11, Aleph đã thuê Kevin Benmoussa, cựu Giám đốc điều hành Nestlé Water và PepsiCo, để giám sát hoạt động startup. Aleph cũng đang tìm kiếm một địa điểm ở Bờ Đông để xây dựng cơ sở sản xuất quy mô lớn đầu tiên với tham vọng một ngày nào đó có thể tạo ra hàng triệu pound bít tết mỗi năm.

Nhiều người cho đến nay vẫn hoài nghi về tương lai của thịt nhân tạo. Năm ngoái, The Counter, một tờ báo phi lợi nhuận chuyên điều tra các vấn đề về thực phẩm, đã xuất bản bài báo đặt câu nghi vấn về việc liệu các công ty khởi nghiệp thịt nuôi cấy có thành công hay không. Hiện các lò phản ứng sinh học chưa đủ để sản xuất thịt quy mô lớn, và ngay cả khi nó có thể, vẫn sẽ tồn tại nhiều hạn chế về khối lượng tế bào có thể được tạo ra.

Aleph - Startup thịt nuôi cấy thí nghiệm nức tiếng Israel: Được Leonardo DiCaprio rót vốn, tự tin giúp ngành công nghiệp thịt tiết kiệm 2 năm nuôi bò, dự tính sản xuất hàng triệu pound bít tết mỗi năm - Ảnh 7.

 

Theo Ricardo San Martin, Giám đốc nghiên cứu Alternative Meats X-Lab tại Đại học California, Berkeley, các trang trại càng cố gắng nuôi cấy tế bào động vật có vú, gia súc càng đứng trước rủi ro chết ngạt vì chất thải mình tạo ra.

"Điều đó có giới hạn," San Martin. "Nó phụ thuộc vào cơ sở sinh học, chứ không phải năng lực các nhà nghiên cứu hay số tiền các startup có".

Như vậy, có thể sẽ cần một phép màu để Toubia biến Aleph từ một startup đầy triển vọng trở thành công ty toàn cầu thay đổi cách mọi người nghĩ về thịt. Ông sẽ cần thêm máy in sinh học 3D, đồng thời thuyết phục được những người chăn nuôi gia súc nhỏ rằng Aleph là bạn chứ không phải kẻ thù.

"Nó sẽ không thành công ngay ngày mai, nhưng trong tương lai xa thì sao? Có khả năng chứ", Toubia nói.

Theo một nghiên cứu độc lập được thực hiện bởi Viện Thực phẩm và Hành động Toàn cầu vì Quyền lợi Động vật, lượng khí thải carbon từ thịt nhân tạo có thể thấp hơn 92% so với thịt bò sản xuất theo cách truyền thống. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như vậy, các công ty khởi nghiệp sẽ phải ứng dụng 100% năng lượng tái tạo.

"Đừng lo về điều đó", Toubia nói, đồng thời khẳng định công ty luôn đi đúng hướng. Aleph hiện đang xem xét trang bị cho nhà máy tiềm năng tại Mỹ các tấm pin mặt trời, thậm chí đưa ra bằng chứng rằng mọi nguồn năng lượng bổ sung tại startup đều được chứng nhận xanh.

"Điều này là rất khó, nhưng chúng tôi đã đề ra một lộ trình rõ ràng.", Lee Recht, lãnh đạo đứng đầu bộ phận bền vững của Aleph cho biết.

Theo: Bloomberg


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật