A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hệ sinh thái số - vùng đất hứa trong biến động ngành ngân hàng

So với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều dịch vụ tiện ích như thanh toán di động, cho vay tiêu dùng tín chấp trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến, sản phẩm bảo hiểm số hay đầu tư số…

Hệ sinh thái giao dịch - Bước tiến mới của KBank

So với các nước láng giềng và khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có hệ thống ngân hàng còn non trẻ. Tuy nhiên, song hành cùng sự đi lên của nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng tại đất nước hình chữ S đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Tiềm năng từ thị trường màu mỡ này đã thu hút nhiều nhà đầu tư và ngân hàng lớn trên toàn cầu, trong đó có KASIKORNBANK (KBank) - ngân hàng thương mại hàng đầu đến từ Thái Lan.

Với thế mạnh về công nghệ, KBank hiện đang chú trọng phát triển hệ sinh thái giao dịch mở rộng tích hợp đa tiện ích, nhằm mang lại trải nghiệm liền mạch và bảo mật cho khách hàng tại Việt Nam.

Vùng đất hứa thu hút nguồn vốn nước ngoài

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phát triển tích cực với sự tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN trong vòng 5 năm tới (2023-2027) và GDP tăng trưởng ở mức 6,6%.

Bên cạnh đó, sự vực dậy của nền kinh tế hậu COVID-19 và nợ công ở mức dưới 60% GDP đã vẽ nên bức tranh tích cực cho thị trường Việt Nam. Những chỉ số này là bước đà thuận lợi để Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp mới (NIC) vào năm 2030 và quốc gia phát triển vào năm 2045.

Việt Nam còn được đánh giá là một trong những quốc gia hoạt động tốt nhất thế giới trong lĩnh vực ngân hàng số, với ước tính 15 nghìn tỷ đồng (631,18 triệu USD) đầu tư vào chuyển đổi số.

Đồng thời, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ thanh toán không tiền mặt; Thiết lập cơ sở hạ tầng pháp lý cho triển khai ngân hàng số.

Hệ sinh thái số - vùng đất hứa trong biến động ngành ngân hàng

Ông Chat Luangarpa, Phó Chủ tịch Điều hành Ngân hàng KBank

So với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có nhiều ưu điểm vượt trội. Đối với khách hàng, ngân hàng số mang lại nhiều dịch vụ tiện ích như thanh toán di động, cho vay tiêu dùng tín chấp trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến, sản phẩm bảo hiểm số, hay đầu tư số…

Mặt khác, ứng dụng công nghệ số giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí vận hành, gia tăng lợi nhuận, tăng tốc độ xử lý và bảo đảm hiệu quả vận hành liền mạch.

Bên cạnh đó, tính đến 2022, Việt Nam ghi nhận tổng dân số chạm ngưỡng 100 triệu người, với lực lượng lao động trong độ tuổi làm việc là 46 triệu người. Đây chính là đối tượng tiềm năng có nhu cầu cao về giao dịch và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời là nhân tố lớn giúp Việt Nam thu hút các ngân hàng nước ngoài.

Với góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực, ông Chat Luangarpa, Phó Chủ tịch Điều hành ngân hàng KBank, cho biết: “Để trở thành một trong 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam vào năm 2027 về tài sản, doanh thu và cơ sở khách hàng, KBank sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói trong hệ sinh thái giao dịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước.

Mục tiêu này cũng bao gồm việc phát triển ứng dụng K PLUS Việt Nam, thẻ ghi nợ, máy quẹt thẻ (EDC) và hệ thống internet banking của KBank, nhằm mang đến cho người dùng sự thuận tiện trong việc thực hiện giao dịch thông qua các tính năng khác nhau”.

Các tiềm năng về kinh tế và tài chính của Việt Nam còn là động lực thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nhân. Nhìn nhận được cơ hội hợp tác từ đây, KBank đã sớm phát triển chương trình KVision Partnership, cùng làm việc với các công ty khởi nghiệp chủ chốt như Selly, Seedcom, và Lịch Việt để tận dụng tiềm năng thị trường và đa dạng hóa các dịch vụ cho khách hàng, cũng như chung tay giải quyết các thách thức về ngân hàng số tại Việt Nam.

Từ thách thức đến lợi thế

Ngày nay, sự phát triển các nền tảng kỹ thuật số có thể giúp người dùng dễ dàng mở tài khoản cá nhân chỉ với căn cước công dân hoặc chứng minh thư và ứng dụng di động do ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, sự thuận tiện và dễ dàng ấy cũng khiến nhiều người e ngại thông tin cá nhân của mình không được bảo mật và sử dụng đúng với mục đích cam kết ban đầu. Đây là một thách thức đối với ngành ngân hàng nói chung.

Vì lý do này, KBank đã lựa chọn đầu tư phát triển một hệ sinh thái giao dịch liền mạch (Seamless Transaction Ecosystem) trên cơ sở hệ thống công nghệ tiên tiến nhằm đem đến sự bảo mật tốt nhất. Hệ sinh thái giao dịch liền mạch cho phép người dùng có thể thực hiện và theo dõi mọi giao dịch trên cùng một nền tảng đã được công nghệ hóa với tính năng bảo mật cao.

Là một nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tài chính, KBank luôn tìm kiếm và hợp tác với các kỹ sư công nghệ thông qua KASIKORN BUSINESS-TECHNOLOGY GROUP Vietnam (KBTG Việt Nam) để hoàn thiện hệ sinh thái với mong muốn người dùng có thể tuyệt đối yên tâm về sự bảo mật thông tin cá nhân của họ.

KBTG Việt Nam hiện đang phát triển công nghệ xác minh danh tính để nâng cao khả năng bảo mật khi khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Cụ thể, hệ sinh thái giao dịch liền mạch sẽ được tích hợp nhận dạng ký tự quang học (OCR) để xác minh danh tính qua ảnh trên căn cước công dân hoặcchứng minh thư, bao gồm cả so sánh thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trong năm nay, công nghệ kết nối không dây trong phạm vi ngắn NFC cũng sẽ được bổ sung để tăng độ chính xác khi xác minh thông tin.

Một trong những rủi ro khác có thể xảy ra trong quá trình xác minh thông tin tài khoản đó là giả mạo danh tính. Vì vậy, một tính năng đặc biệt đã được các kỹ sư phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên gọi Liveness Detection có chức năng phát hiện mạo danh trong quá trình đăng ký.

Công nghệ Blockchain cũng được sử dụng để cải thiện tốc độ các giao dịch chuyển tiền nhanh chóng, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin ở mức cao.

Hệ sinh thái số - vùng đất hứa trong biến động ngành ngân hàng

KBank không ngừng mở rộng hệ sinh thái giao dịch liền mạch của mình với các công nghệ tiên tiến

Có thể thấy, bảo mật thông tin trong ngân hàng số là vấn đề nan giải nhưng đồng thời cũng chính là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Cụ thể, hệ sinh thái giao dịch liền mạch được kì vọng sẽ trở thành xu hướng.

Hệ sinh thái này bao gồm nhiều dịch vụ, không chỉ đơn giản là các giao dịch như chuyển tiền lương, thanh toán mua sắm trên các trang thương mại điện tử, mà còn là việc thực hiện các khoản vay. Các khoản vay sẽ được tiến hành dễ dàng hơn để đáp ứng các nhu cầu tài chính phục vụ các mục đích như vay tiêu dùng cá nhân hay vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với sự đa dạng trong dịch vụ, hệ sinh thái giao dịch liền mạch hứa hẹn đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các đối tượng, từ cá nhân trong độ tuổi đi làm, hộ kinh doanh, cho đến các dự án khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong tương lai, KBank sẽ không ngừng mở rộng hệ sinh thái giao dịch liền mạch của mình với các công nghệ tiên tiến. Với việc tích hợp dịch vụ thẻ ghi nợ (debit card) vào tháng 7 năm nay, ngân hàng thương mại hàng đầu từ Thái Lan đang hướng đến mục tiêu thu hút 8.4 triệu khách hàng tại Việt Nam.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan