A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng Khu vực 15: Dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động chiếm 72,5% tín dụng bất động sản khu vực

Đến cuối tháng 4/2025, dư nợ tín dụng cho vay lĩnh vực bất động sản của ngành Ngân hàng Khu vực 15 (tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau) đạt 40.713 tỷ đồng, tăng 1,06% so cuối năm 2024 và chiếm 8,9% tổng dư nợ tín dụng khu vực.

 

mot-goc-khu-do-thi-tay-bac-tp-rach-gia.-tinh-kien-giang..jpg

Ngân hàng Khu vực 15: Dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động chiếm 72,5% tín dụng bất động sản khu vực. Nguồn: Internet

Thời gian qua, chính sách phát triển nhà ở xã hội luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đang tạo sự lan tỏa, góp phần an sinh xã hội tại nhiều địa phương, trong đó, ngân hàng thương mại các tỉnh trên địa bàn Khu vực 15 tập trung đẩy mạnh cho vay mục đích tiêu dùng bất động sản.

Số liệu báo cáo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 15 cho thấy, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản Khu vực 15 đạt 40.713 tỷ đồng, tăng 1,06% so cuối năm 2024 và chiếm 8,9% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15.

Trong đó: Dư nợ tín dụng mục đích kinh doanh bất động sản đạt 11.210 tỷ đồng, giảm 6,94% so cuối năm 2024, chiếm 27,5% dư nợ tín dụng bất động sản Khu vực 15; Dư nợ tín dụng mục đích tiêu dùng bất động sản đạt 29.502 tỷ đồng, tăng 4,05% so cuối năm 2024, chiếm 72,5% dư nợ tín dụng bất động sản Khu vực 15, trong đó: tỉnh Kiên Giang có mức tăng 1,18% (dư nợ tín dụng 14.821 tỷ đồng), An Giang tăng 8,65% (dư nợ tín dụng 4.573 tỷ đồng), Đồng Tháp tăng 4,67% (dư nợ tín dụng 6.437 tỷ đồng) và Cà Mau tăng 9,72% (dư nợ tín dụng 3.671 tỷ đồng).

Để đạt được kết quả trên, ThS. Trần Văn Phước, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 cho biết, ngành Ngân hàng trên địa bàn khu vực đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND 4 tỉnh trên địa bàn khu vực có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương để triển khai, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, gửi văn bản tới các cơ quan trên địa bàn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết về chương trình cho vay nhà ở, góp phần bảo đảm an sinh.

Hiện nay, khách hàng vay vốn mua nhà ở trả lãi suất theo tháng và tiền gốc trả theo quý. Ngân hàng căn cứ nguồn thu nhập trong gia đình, khách hàng có thể trả nợ trước hạn.

Đáng chú ý, thị trường bất động sản ở TP. Rạch Giá cũng đã “nóng” lên sau khi Trung ương có định hướng hợp nhất hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, trong đó trung tâm chính trị - hành chính sẽ đặt tại TP. Rạch Giá sau khi hợp nhất. Theo một số công ty mua bán bất động sản, thị trường bất động sản ở TP. Rạch Giá đang có sự tăng trưởng ổn định ở phân khúc căn hộ và đất nền.

Các sản phẩm bất động sản du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí ngày càng cao của du khách mà còn tạo nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư thứ cấp và người dân, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản nói chung.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật