A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng nào đang có lợi thế trong công cuộc chuyển đổi số?

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá toàn ngành ngân hàng đang trong giai đoạn thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ.

 

Ngân hàng nào đang có lợi thế trong công cuộc chuyển đổi số?

Dẫn số liệu từ Vụ Thanh toán NHNN, KBSV cho rằng, ngành ngân hàng tính đến tháng 9/2022 đã đầu tư 15.000 tỷ VND cho hoạt động chuyển đổi số và đã đem lại những thành quả tích cực.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 29,8% so với cùng kỳ về giá trị, qua internet tăng 32,3%, qua điện thoại di động tăng 84,3% và QR code tăng 127%. Nhiều ngân hàng Việt Nam đã đạt 90% giao dịch được thực hiện qua kênh số, vượt mục tiêu đặt ra tại quyết định 810/QĐ-NHNN 2021 về kế hoạch chuyển đổi số là 70% đến năm 2025.

Theo KBSV, ngành ngân hàng bước đầu đã nhận được những sự cải thiện rõ nét, cải thiện khâu kiểm soát chi phí nhờ chuyển đổi số.

Chỉ số CIR trung bình nhóm ngân hàng theo dõi tính đến 9 tháng đầu năm 2022 đạt 35,1%, thấp hơn hẳn so với năm 2017 đạt 49,9%. Các dịch vụ liên quan mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm đều đã được số hóa toàn diện giúp các hoạt động mua bán hàng hóa của người dẫn vẫn diễn ra bình thường trong thời kì diễn ra dịch covid-19 cũng là 1 thành quả lớn từ chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Roland Berger 2021, thời gian phê duyệt giải ngân đối với các khoản vay được cải thiện mạnh mẽ sau khi ngân hàng thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu này cho thấy những hứa hẹn về nhưng sự thay đổi lớn của ngành ngân hàng sau khi chuyển đổi số hoàn thiện.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng, chuyển đổi số ngành ngân hàng chắc chắn không phải là câu chuyện dễ dàng, kể cả đối với các nước phát triển.

Mặc dù đã có những kết quả tích cực, tuy nhiên chuyển đổi số toàn diện còn gặp nhiều thách thức. Đặc biệt, các hoạt động cho vay tại Việt Nam qua ngân hàng số đều đang gặp nhiều khó khăn trong khâu triển khai.

Theo KBSV, có 5 yếu tố khó khăn mà các ngân hàng cần giải quyết bao gồm: (1) Hành lang pháp lý, các bộ luật cũ còn nhiều thiếu sót và không đồng bộ; (2) Vốn đầu tư công nghệ thông tin lớn; (3) Thời gian đào tạo nhân sự để làm quen, thích ứng với môi trường số; (4) Bảo mật không gian mạng; (5) Nhận thức của khách hàng về sử dụng các sản phẩm số.

Với sự hỗ trợ của cổ đông lớn là tập đoàn FPT – tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, KBSV cho rằng TPBank có những lợi thế cạnh tranh lớn trong công tác chuyển đổi số.

Theo đó, TPBank là 1 trong những ngân hàng thực hiện chuyển đổi số đầu tiên và đã ghi nhận những thành quả đáng chú ý. Số lượng khách hàng cá nhân đăng ký Ebank mới nửa đầu năm 2022 đạt 1,156 triệu người, tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Doanh số giao dịch eBank đạt 518,669 tỷ VND, tăng 170,4%.

Ở khối khách hàng doanh nghiệp, số lượng khách hàng đăng ký eBank đạt 3.329 khách hàng, tăng 64,8%, nâng tổng số lượng khách hàng active lên 35.716 khách hàng.

Bên cạnh đó, TPBank mobile và TPBank livebank liên tục được cập nhật và mở rộng qua các năm. Cùng với đó, TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai eKYC với 3 loại: cho khách hàng, cho cán bộ ngân hàng và cho đối tác kết nối.

Theo đánh giá của KBSV, với sự hỗ trợ của FPT, TPBank có thể xử lý tốt được các rủi ro/thách thức và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn của ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số.

Ánh Dương

Nhịp sống Thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật