A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Số hóa ngân hàng có thực sự tốt cho người tiêu dùng?

Đại dịch Covid - 19 và sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, Big Data… đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với xu thế thanh toán không tiền mặt.

 

Số hóa ngân hàng có thực sự tốt cho người tiêu dùng?

Sự dịch chuyển này không chỉ giúp các ngân hàng số hóa hoạt động, tối ưu vận hành mà còn mang đến những trải nghiệm và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. 

Thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tại các thành phố lớn, từ các trung tâm thương mại đến các chợ dân sinh, từ các giao dịch vài chục nghìn đồng đến hàng trăm triệu đa số đều được thanh toán qua chuyển khoản trực tiếp hoặc quét mã QR. 

Chị Lê Thị Đức (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: "Tôi thanh toán hầu hết các chi phí sinh hoạt gia đình qua app ngân hàng. Trong ví của tôi chỉ có một ít tiền lẻ dự phòng trường hợp không thể trả bằng app. Việc này giúp tôi kiểm soát chi tiêu, tra soát giao dịch dễ dàng hơn so với tiền mặt rất nhiều".

Ở góc độ chủ hộ kinh doanh online nhỏ, anh Sơn Trần (Thanh Hóa) nhận thấy sự thay đổi trong hoạt động thanh toán của khách hàng. Trước đây khách mua hàng của anh thường chọn hình thức thanh toán COD (thanh toán sau khi nhận hàng) nhưng giờ có tới 51% khách thanh toán online trước khi nhận hàng. Điều đặc biệt là hầu hết trong số họ không phải khách hàng thân thiết và đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước.

Tính đến hết tháng 8/2022, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, với tỉ lệ 33,2% người dùng smart phone để thanh toán các giao dịch. Thanh toán trên thiết bị di động tiếp tục tăng 107% về số lượng và 92% về giá trị. Có thể nói rằng, việc ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam đang có sự phát triển tích cực và vượt trội. Giờ đây các cửa hàng, quán ăn nhỏ lẻ cũng đã sử dụng số tài khoản hoặc QR để cho khách hàng dễ dàng thanh toán.

Số hóa ngân hàng có thực sự tốt cho người tiêu dùng? - Ảnh 1.

Người dân thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng khi mua sắm (Nguồn ảnh: SeABank)

Chuyển đổi số mạnh mẽ lấy khách hàng là trung tâm 

Khi ngày càng có nhiều người dùng ứng dụng để thanh toán thì các ngân hàng càng cần phải chú trọng vào việc đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ số, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển các ứng dụng cho smartphone và tập trung vào các tính năng như: thanh toán, gửi tiết kiệm, quản lý tài chính… 

Hiện các ngân hàng Việt Nam đang triển khai chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ. Trong đó tiêu biểu có thể kể đến như SeABank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về số hóa hoạt động vận hành nghiệp vụ cũng như sản phẩm dịch vụ trực tuyến. Nổi bật nhất là ứng dụng ngân hàng số SeAMobile vừa là ứng dụng giao dịch ngân hàng vừa là trợ lý tài chính cá nhân cho khách hàng.

Chỉ cần tải duy nhất ứng dụng SeAMobile, khách hàng đã có thể mở ngay Tài khoản thanh toán thông qua công nghệ định danh điện tử eKYC, và trải nghiệm hàng trăm tính năng một cách nhanh chóng, dễ dàng ở bất kì đâu, vào bất kì lúc nào. 

Không chỉ dừng lại ở các tính năng cơ bản như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, thanh toán QR, gửi tiền tiết kiệm, SeABank còn không ngừng nghiên cứu và đưa các tính năng đặc sắc giúp cho khách hàng có nhiều trải nghiệm mới lạ, được xem như một kênh giao dịch và đầu tư tài chính thông minh.  

Bao gồm mở tài khoản số đẹp và sức khỏe tài chính để giúp cho khách hàng quản lý tài chính cá nhân toàn diện, quản lý chi tiêu theo chuẩn mô hình 6 lọ quốc tế, theo dõi được tài chính khả dụng, các khoản nợ, đặt mục tiêu cho tương lai. Ngoài ra, app SeABank còn có tính năng hỗ trợ đầu tư Vàng, khách hàng có thể mua, bán và gửi giữ hộ Vàng miếng SJC vô cùng tiện lợi, an toàn.

Một tiện lợi nữa là khi khách hàng mua Bảo hiểm phi nhân thọ và các Hợp đồng bảo hiểm định kỳ sẽ được thanh toán tiện lợi, nhanh chóng theo định kỳ. Chưa kể, vay online và mở thẻ online chỉ cần 1 click trên SeAMobile, khách hàng đủ điều kiện sẽ được cấp ngay một khoản vay thấu chi với hạn mức tối đa lên tới 200 triệu đồng. Nhìn chung, việc đa dạng chọn nguồn tiền từ tài khoản thanh toán đến Thẻ tín dụng khi thực hiện giao dịch giúp khách hàng linh động lựa chọn nguồn tiền để thực hiện các giao dịch thanh toán trên SeAMobile.

Theo đại diện SeABank, trong quá trình hoạt động Ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đầu tư về hạ tầng công nghệ và làm chủ những công nghệ ngân hàng hiện đại, an toàn nhất như phần mềm lõi T24 Temenos phiên bản R18 mới nhất, Hệ thống Datacenter chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, eKYC, AI, Big Data, Callbot, tạo dựng hệ sinh thái số cũng như số hóa sản phẩm dịch vụ… để tinh gọn mô hình, tối ưu hóa nguồn lực đồng thời khai thác được những ưu thế quản lý rủi ro, tiếp cận khách hàng và tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cung ứng dịch vụ, giảm chi phí, tăng tiện ích, thuận lợi cũng như trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng. Với chiến lược Hội tụ số, SeABank xem cuộc Cách mạng 4.0 là cơ hội đột phá để chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, và là yếu tố quan trọng để cạnh tranh, thu hút khách hàng.

Số hóa đòi hỏi đầu tư nhiều chi phí, thời gian, nguồn lực cũng như chính sách hỗ trợ từ NHNN nhưng đây là xu thế tất yếu mang lại nhiều lợi thế cho cả ngân hàng và sự tiện lợi cho khách hàng. Vì vậy việc ngân hàng chủ động chuyển đổi số là bước đi chiến lược đúng đắn và quan trọng góp phần giúp nhà băng tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hành trình trải nghiệm và giữ chân khách hàng.

Ánh Dương

Tổ Quốc


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật