A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Soi danh mục giúp Ngân hàng Liên Việt lãi đậm từ mua bán chứng khoán đầu tư, góp tới 10% lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022

Trong khi cả năm trước, Ngân hàng này lỗ 1,3 tỷ đồng với cùng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư

Mới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã công bố báo cáo tài chính quý II. 

Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.589 tỷ đồng, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm 2021. 

Các mảng kinh doanh của LienVietPostBank đều tăng trưởng tốt. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 5.921 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 33% lên 650 tỷ. Đặc biệt, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 347 tỷ đồng và đóng góp gần 10% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong nửa đầu năm 2022. 

Nếu đem so sánh với cả năm 2021, mảng chứng khoán đầu tư khiến LienVietPostBank âm 1,3 tỷ đồng và con số này trong năm 2020 là lãi 138 tỷ đồng.

Vậy, chứng khoán đầu tư là gì?

Chứng khoán đầu tư theo quy định là các loại giấy tờ có giá, có rủi ro thấp và thanh khoản cao. Bao gồm: trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn cao.

Trong đó, trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ (TPCP) là loại hình đầu tư phổ biến nhất. Đây là một kênh đầu tư vào những tài sản sinh lợi góp phần đảm bảo dự trữ thanh khoản. Chính vì vậy, trong năm qua hầu hết các phiên phát hành trái phiếu Chính phủ đều có có khối lượng giao dịch đạt 100%.

Theo báo cáo của Bộ tài chính, khối lượng huy động trên thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2021 là 318.213 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,92 năm (giảm 0,02 năm so với cuối năm 2020), lãi suất phát hành bình quân đạt 2,30% (giảm 0,56% so với cuối năm 2020).

Đáng lưu ý, trong các phiên đấu thầu nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng mua trái phiếu.

Còn nhớ, trong cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2021, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi đó đã tiết lộ ngân hàng đã thu về 700 tỉ đồng từ việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trong năm 2020. Đấy là động lực đáng kể đóng góp vào lợi nhuận kỷ lục 9.596 tỉ đồng của ACB trong năm 2020.

Bên cạnh trái phiếu Chính Phủ còn có trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cố định ở mức cao hơn đáng kể so với lãi suất tiền gửi và có kỳ hạn. Cũng theo Bộ tài chính, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tính đến hết năm 2021, dư nợ thị trường TPDN riêng lẻ đạt khoảng 16% GDP năm 2021.

Theo đó, đầu tư vào trái phiếu, ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn, hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu.

Bên cạnh trái phiếu, tín phiếu cũng là một trong những loại hình được ngân hàng lựa chọn. Tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành nên gần như không có rủi ro, nhưng tất nhiên lãi suất cũng sẽ không cao. Vì vậy, các nhà băng thường ít đầu tư vào kênh này hơn.

Quay trở lại Ngân hàng Liên Việt, kết thúc quý II/2022, danh mục chứng khoán đầu tư chiếm 14% tổng tài sản của nhà băng này.

Soi danh mục giúp Ngân hàng Liên Việt lãi đậm từ mua bán chứng khoán đầu tư, góp tới 10% lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022 - Ảnh 1.

Trích BCTC hợp nhất bán niên 2022 của LienVietpostbank

Nhìn vào diễn giải chi tiết, có thể thấy LienVietPostbank chủ yếu đầu tư vào Chứng khoán Chính Phủ (66%) và Chứng khoán nợ do các TCTD trong nước phát hành.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật