A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá thép xây dựng hôm nay 18/7: Thị trường trong nước giảm phiên đầu tuần

Ngày 18/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước giảm giá bán lần thứ 3 trong 30 ngày qua; trên sàn giao dịch Thượng Hải xuống mức 3.728 Nhân dân tệ/tấn.

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giảm giá bán. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng, hiện ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có mức giá 16.500 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý điều chỉnh giảm giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.910 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng hiện có giá 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng hiện ở mức 15.860 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300giảm 150 đồng có giá 16.360 đồng/kg.

Tương tự, thương hiệu thép VAS với 2 sản phẩm của hãng đều thay đổi giá bán. Thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.710 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có giá 16.160 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng hiện có giá 16.240 đồng/kg.

Thép Việt Nhật giảm giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có giá 16.260 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát hôm nay (15/7) điều chỉnh giảm giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.990đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 giảm 250 đồng có giá 15.910 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng ở mức 16.510 đồng/kg.

Thép VAS giảm giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 giảm 300 đồng hiện mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300giảm 150 đồng có giá 16.110 đồng/kg.

Thép Pomina giảm mạnh giá bán, với thép cuộn CB240 giảm 400 đồng ở mức 16.800 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 410 đồng hiện có giá 17.100 đồng/kg

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tại thị trường miền Nam thay đổi giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng, hiện ở mức 15.990đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Pomina điều chỉnh giảm giá bán xuống dưới mốc 17.000 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 giảm 400 đồng hiện ởmức 16.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 660 đồng có giá 16.900 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng hiện có giá 15.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có giá 15.960 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng ở mức 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng có giá 16.090 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 47 Nhân dân tệ, ở mức 3.728 Nhân dân tệ/tấn. ''Sau dầu mỏ và than đá, thép từ Nga đã đổ bộ vào bờ biển Ấn Độ, khiến các nhà sản xuất thép quốc gia này cảm thấy lo lắng'', theo The Economic Times.

Các nhà máy sản xuất thép của Nga đã phải dùng đến biện pháp bán hàng tồn kho trong bối cảnh những lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn còn được áp đặt. Một số thương nhân Ấn Độ cho biết, hai hoặc ba chuyến hàng thép của Nga đã cập cảng Ấn Độ.

Họ nói thêm rằng, giá thép cuộn cán nóng (HRC) tiêu chuẩn từ Nga có giá chiết khấu khoảng 3.000 Rupee/tấn so với giá trong nước. Trong khi đó, giá HRC tại Ấn Độ đang dao động quanh mức 62.000 Rupee/tấn.

Theo dữ liệu từ SteelMint, kể từ tháng 6, người mua Ấn Độ đã đặt khoảng 150.000 tấn HRC của Nga, trong khi mức tiêu thụ hàng tháng là 9 - 10 triệu tấn ở thị trường nội địa.

So sánh cho thấy, số lượng này gần gấp 3 lần tổng lượng thép nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga trong năm 2021, vào khoảng 56.000 tấn.

Hầu hết thép từ Nga đến từ các nhà sản xuất thép hàng đầu là Severstal và NLMK. Người mua bao gồm các thương nhân địa phương và một số nhà sản xuất ống. Các giao dịch đã được thanh toán bằng đồng rúp hoặc thông qua đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Điều này xảy ra vào thời điểm các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang gặp khó khăn trên thị trường xuất khẩu, do mức thuế xuất khẩu mới 15% được áp vào tháng 5. Xuất khẩu thép của Ấn Độ đã giảm kể từ đó và nhu cầu trong nước cũng đi xuống, khiến các nhà sản xuất thép Ấn Độ lo ngại về sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan