A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá xăng dầu hôm nay 17/7: tăng nhẹ

Giá xăng dầu thế giới phục hồi nhẹ, Brent và WTI tăng nhẹ xấp xỉ 0,3%.

Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/7, giá dầu giảm hơn 1%. Lo ngại nền kinh tế Trung Quốc chậm lại sẽ làm giảm nhu cầu là yếu tố chính đẩy giá dầu liên tục lao dốc những ngày qua.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giá dầu Brent giảm 1,12 USD, tương đương 1,3%, xuống mức 83,73 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,15 USD, tương đương 1,4%, xuống mức 80,76 USD/thùng.

Nhận xét về sự trượt dốc của giá dầu, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial Dennis Kissler cho biết, đó là do dữ liệu kinh tế yếu hơn tại Trung Quốc khi các chương trình hỗ trợ liên tục của chính phủ không đạt hiệu quả, thêm vào đó, nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cắt giảm sản lượng do nhu cầu nhiên liệu thấp hơn.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tăng trưởng 4,7% trong quý II, chậm nhất kể từ quý I/2023 và thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 5,1% trong cuộc thăm dò của Reuters và mức tăng trưởng 5,3% của quý trước. Tăng trưởng chậm 1 phần bởi suy thoái trên thị trường bất động sản kéo dài và tình trạng bất ổn việc làm.

Hạn chế giá dầu giảm trong phiên là báo cáo tồn kho từ Viện Dầu khí Mỹ và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào quý III. Theo cơ quan này, trong tuần kết thúc vào ngày 12/7, tồn kho dầu của Mỹ giảm 4,4 triệu thùng, nhiều gấp 2,5 lần so với mức giảm của tuần trước đó và cao hơn rất nhiều lần so với dự báo giảm 33.000 thùng của các nhà phân tích. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng nhẹ 365.000 thùng, tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 4,92 triệu thùng.

Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 15/7 bình luận rằng chỉ số lạm phát của Mỹ trong quý II càng củng cố niềm tin tốc độ tăng giá đang quay trở lại mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Mỹ theo cách bền vững. Bình luận này hé lộ khả năng cắt giảm lãi suất có thể không còn xa. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay, từ đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu.

Theo Reuters, trong tháng 6, doanh số bán lẻ của Mỹ không đổi thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế trong quý II, xoa dịu nỗi lo suy thoái mạnh của nền kinh tế.

Thống đốc Fed Adriana Kugler cho biết nếu tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến thuận lợi thì sẽ thích hợp để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay.

Nhưng một số nhà phân tích cảnh báo về tâm lý lạc quan thái quá vì dự kiến một số dữ liệu kinh tế vĩ mô yếu kém của Mỹ vẫn có thể gián tiếp gây tổn hại đến nhu cầu dầu trong thời gian tới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật