A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng

Cả sản xuất và tiêu thụ thép 11 tháng năm 2022 đều ghi nhận giảm, trong khi đó giá các nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, thép cuộn cán nóng đang có xu hướng tăng.

 

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 1.

Theo báo cáo được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố ngày 19/12, sản xuất thép thành phẩm tháng 11/2022 đạt 1,825 triệu tấn, giảm 10,78% so với tháng 10/2022 và giảm 36,8% so với cùng kỳ 2021. Tiêu thụ thép các loại đạt 1,942 triệu tấn, tăng 2,87% so với tháng trước nhưng giảm 16,2% so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 27,12 triệu tấn, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 25,1 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 2.

 

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 3.

 

Về tình hình xuất khẩu, số liệu cập nhật đến tháng 10/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 531 nghìn tấn, giảm 0,25% so với tháng trước và giảm 57% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 434 triệu USD, tăng 1,17% so với tháng 9/2022 nhưng giảm 65,66% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 10 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,99 triệu tấn thép giảm 36,92% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,945 tỷ USD giảm 28,92% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 4.

 

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (42,22%), Khu vực EU (16,92%), Hoa Kỳ (7,71%), Hàn Quốc (5,9%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (5,67%).

Từ chiều ngược lại, trong tháng 10/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 831 triệu tấn với kim ngạch đạt 731 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 2,86% về trị giá so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước giảm 9,15% về lượng và giảm 21,43% về trị giá.

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 5.

 

Tính chung 10 tháng năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 9,76 triệu tấn với trị giá hơn 10,29 tỷ USD, giảm 8,38% về lượng nhưng tăng 6,87% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (44,11%), Nhật Bản (15,65%), Hàn Quốc (11,11%), Đài Loan (9,74%) và Ấn Độ (8,55%).

Về tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, báo cáo của VSA cho thấy, giá quặng sắt ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức 110,45-110,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), tăng khoảng 22,75 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 11/2022.

Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức khoảng 230,25 USD/tấn FOB, giảm mạnh 71,75 USD/tấn so với đầu tháng 11/2022.

Trong tháng 11/2022, thép phế nội địa tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg, giữ mức từ 8.200 đến 9.200 đồng/kg. Ngược lại, giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 350 - 366 USD/tấn CFR Đông Á từ cuối tháng 11 và những ngày đầu tháng 12/2022 giảm 28 USD/tấn so với hồi đầu tháng 11/2022.

Thị trường thép những tháng cuối năm tiếp tục "ảm đạm", cơ hội phục hồi chưa rõ ràng - Ảnh 6.

 

Theo Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISR), trung bình giá quặng sắt năm 2022 được dự báo đạt 110 USD/tấn, giảm 29,5% so với năm 2021, trước khi giảm xuống dưới 90-70 USD/tấn trong hai năm 2023-2024.

Giá than cốc dùng để luyện thép dự kiến sẽ giảm dần trong thời gian tới. Thực tế, giá than cốc đã giảm mạnh trong tháng 5-7 trước khi phục hồi nhẹ. Nguồn cung than cốc tiếp tục đối mặt với sự gián đoạn do lũ lụt ở Australia và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Giá năng lượng cao trên toàn cầu đã hạn chế hoạt động sản xuất thép, đặc biệt là tại Trung Quốc và châu Âu – nơi tình trạng thiếu khí đốt đang trở nên trầm trọng trong mùa đông.

VSA cho biết giá nguyên liệu sản xuất thép giảm liên tục từ tháng 4 đến nay, nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm khi thị trường bất động sản chững lại, biến động tỷ giá đồng ngoại tệ là những yếu tố khiến các nhà máy thép gặp nhiều khó khăn.

Đa phần các nhà máy đều trong tình trạng tồn kho giá cao, kết quả kinh doanh giảm sút do cạnh tranh về giá bán và thị phần. Hiện nay một số doanh nghiệp đã tạm ngưng giảm giá bán, điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn trước, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho.

Tuy vậy, các công ty thương mại, nhà phân phối vẫn hạn chế mua vào, giao dịch kém đi, chủ yếu nhắm đến việc thu hồi công nợ cuối năm, hoặc tăng giá bán các sản phẩm thép.

Mới đây, công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên vừa công bố tăng giá bán sản phẩm từ ngày 19/12 trước tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng. Cụ thể giá bán thép cây tăng lên 150.000 đồng/tấn và thép cuộn xây dựng tăng lên 150.000 đồng/tấn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật