A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Coteccons (CTD): Doanh thu 2022 ước đạt 14.500 tỷ đồng, lý giải các tin đồn tiêu cực và “tự nhận là gã khổng lồ khiêm tốn” của ngành xây dựng

"Tôi thừa nhận nó đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của CTD", ông Bolat nói thêm. Quý 3/2022, biên lãi gộp của CTD sụt giảm mạnh chỉ còn khoảng 1% - một mức rất thấp so với các nhà thầu xây dựng khác như Ricons, Fecon, Xây dựng Hòa Bình…

 

Coteccons (CTD): Doanh thu 2022 ước đạt 14.500 tỷ đồng, lý giải các tin đồn tiêu cực và “tự nhận là gã khổng lồ khiêm tốn” của ngành xây dựng - Ảnh 1.

 

 

Xây dựng Coteccons (CTD) đã có buổi đối thoại trực tuyến với cổ đông chiều ngày 16/1, chia sẻ những thông tin về tình hình kinh doanh, việc trích lập dự phòng cũng như những tin đồn liên quan đến nợ cấu, đối tác là chủ đầu tư thời gian gần đây.

Thứ nhất , chia sẻ về việc trích lập , Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov cho biết đối với các dự án liên quan chủ đầu tư Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát thì buộc phải thực hiện. Riêng khoản phải thu 480 tỷ với Tân Hoàng Minh, pháp chế CTD đang xúc tiến để thu hồi khoản nợ này. CTD khẳng định không có dự án nào với chủ đầu tư là FLC.

Ngoài ra, trong thông báo hồi tháng 11/2022, CTD cũng cho biết liên quan đến việc trích lập dự phòng các dự án rủi ro, Ban điều hành đã trích lập dự phòng 961 tỷ cho các khoản phải thu của khách hàng mà Công ty đã ghi nhận doanh từ năm 2020 trở về trước.

Điều này ảnh hưởng đến chỉ số kinh doanh Công ty.

Ghi nhận trong quý 3/2022, CTD tiếp tục thua lỗ. Luỹ kế 9 tháng, dù doanh thu tăng 34% nhưng lãi ròng chỉ vỏn vẹn 1,8 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của CTD âm gần 2.000 tỷ đồng do Công ty tăng mạnh hàng tồn kho, phải thu và đầu tư chứng khoán kinh doanh 255 tỷ đồng.

Trả lời cổ đông về ước tính chỉ số cho cả năm 2022, ông Võ Hoàng Lâm, Tổng Giám đốc CTD cho biết doanh thu năm 2022 ước đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 60% so với mức nền thấp của năm ngoái và đạt 97% kế hoạch cả năm. Dù vậy chỉ tiêu lợi nhuận không được công bố cụ thể, chỉ cho biết "lợi nhuận dự kiến đạt theo tình hình năm 2022”.

Trong năm 2022, Công ty triển khai 65 dự án, nổi bật có dự án Lego, Diamond Crown tại Hải Phòng, Nhà máy Vinfast… Dự kiến sang năm 2023, tổng giá trị backlog vào mức 17.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Bolat bổ sung, năm qua là một năm không dễ dàng, thậm chí là rất chật vật với CTD. Không chỉ mới bước ra khỏi Covid-19 mà còn đối mặt với giá nguyên vật liệu tăng mạnh đến 25%, trong đó giá thép, giá bê tông tăng một cách điên cuồng.

"Tôi thừa nhận nó đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của CTD", ông Bolat nói thêm. Quý 3/2022, biên lãi gộp của CTD sụt giảm mạnh chỉ còn khoảng 1% - một mức rất thấp so với các nhà thầu xây dựng khác như Ricons, Fecon, Xây dựng Hòa Bình…

Coteccons (CTD): Doanh thu 2022 ước đạt 14.500 tỷ đồng, lý giải các tin đồn tiêu cực và “tự nhận là gã khổng lồ khiêm tốn” của ngành xây dựng - Ảnh 2.

 

Cũng trong lúc cổ đông hỏi về cách quản trị nợ xấu, ông Bolat nêu quan điểm: “Tên tôi là Bolat, tôi rất thích minh bạch. Một cổ đông giấu tên hỏi, chỉ điểm các khách hàng của tôi nhưng không để tên, tôi thấy không minh bạch cho lắm”. Dù vậy, nhiều cổ đông vẫn giấu tên trong quá trình trao đổi với ban lãnh đạo Công ty.

Thứ hai, về tin đồn CTD đang có nợ xấu lên tới 2.600 tỷ đồng , đại diện khẳng định điều này là hoàn toàn không đúng. Công ty đang triển khai ban quản trị rủi ro để quyết định đâu là khoản nợ xấu, từ đó kết hợp với kiểm toán để trích lập dự phòng.

Nói về góc độ quản trị rủi ro, phía CTD nhấn mạnh không ai nói trước được điều gì, điển hình như đại dịch Covid không ai đoán trước được. Năm 2022 thị trường tiếp tục với nhiều thử thách, và không riêng CTD mà nhiều công ty khác đều khó khăn.

Chúng tôi liên tục nhìn vào các khoản phải thu và tình hình của các dự án liên quan. Tới thời điểm này chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy các khoản phải thu gặp rủi ro. Riêng về hoạt động rủi ro, năm 2023 CTD sẽ thắc chặt bằng cách có thêm nhiều bước trong hệ thống quản trị, thận trọng hơn trước khi chấp nhận triển khai một dự án cũng như đánh giá năng lực tài chính của đối tác kỹ hớn trước khi chấp nhận làm với họ… ” đại diện nói thêm.

Thứ ba, liên quan tới tin đồn CTD đã đề xuất không nhận tạm ứng để thắng thầu dự án xây dựng nhà máy Lego, Tổng Giám đốc cũng bác bỏ thông tin trên.

Cuối cùng, về mảng hạ tầng, khi được hỏi CTD ở đâu trong giai đoạn Nhà nước kêu gọi rất nhiều vào đầu tư công, Phó Tổng là ông Phạm Công Lực cho biết: “ CTD đã chuẩn bị cho mảng này từ đầu năm 2022, đã xây dựng bộ máy trên tài nguyên hiện có như con người, lực lượng nhân viên, công nhân, thiết bị, kho bãi…”.

Nói về việc tham gia cũng như công bố dự án, CTD cho biết nếu dự án cần một năng lực tài chính về quy mô, lực lượng công nhân thì CTD sẽ cân nhắc tham gia. Cách làm việc của CTD không phải cứ dự án quy mô lớn là sẽ tham gia bằng mọi giá, mà sẽ phân tích rủi ro, dự án mang lại lợi ích gì, có hỗ trợ cho hành trình lâu dài của Công ty hay không…

Tại lần trao đổi này, khi được hỏi về khủng hoảng nội bộ tại Hoà Bình (HBC) và cơ hội tìm lại ngôi vương trên thị trường, ông Bolat cho biết tầm nhìn của CTD sẽ không thay đổi, dù ai so sánh “nhìn con nhà người ta kìa”.

"Tôi muốn khẳng định một ý khi mà chúng ta nói về CTD, trên thị trường vẫn hay gọi chúng tôi là công ty lớn nhất, công ty số một hay hàng đầu. Thực ra khái niệm số một hay hàng đầu khá thú vị, với những tiêu chuẩn như vậy để gọi chúng ta là người đứng đầu, xem chúng tôi là một gã khổng lồ. Nhưng tôi muốn nói về tính khiêm tốn nhiều hơn, chúng tôi là những người khiêm nhường nên muốn tự nhận mình là một gã khổng lồ khiêm tốn”, ông nói.

 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật