Giám đốc điều hành YTO Express: Từ chàng trai thu gom rác trở thành tỷ phú sau 13 năm thăng trầm, kinh nghiệm huyền thoại khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và học hỏi
Từ bàn tay trắng, ăn mặc rách rưới, chạy ăn từng bữa, chàng trai nông dân nghèo ở Trung Quốc quyết tâm đổi đời tạo dựng sự nghiệp riêng và trở thành tỷ phú nhờ trí thông minh cùng sự bùng nổ của thương mại điện tử ở đại lục.
Tào Ngọc Căn sinh năm 1972 ở một làng quê nghèo khó, hẻo lánh tại An Huy (Trung Quốc). Cha mẹ anh kiếm sống bằng nghề nông.
Khi còn nhỏ, ngoài việc đi học, anh phải phụ giúp gia đình để trang trải cuộc sống. Anh luôn luôn tự nhủ bản thân phải thật cố gắng để gia đình có được cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng trời lại phụ lòng người. Ngọc Căn làm việc chăm chỉ, cần mẫn là thế nhưng cuộc sống vẫn chẳng khấm khá hơn là bao.
Quyết không từ bỏ lý tưởng thay đổi cuộc đời, Tào Ngọc căn đã rời quê hương và đến Thâm Quyến vào năm 2004. Cũng từ đây, mọi sự trong đời sống của anh bắt đầu sang trang.
Quyết tâm đổi đời, chàng trai nhặt rác nghèo khó vươn mình chở thành ông chủ
Lý tưởng thì đẹp đẽ nhưng thực tế lại phũ phàng. Khi đến Thâm Quyến, Tào Ngọc Căn phát hiện ra rằng tìm việc ở một thành phố lớn quá khó. Sau một năm hoang mang, trên người anh chỉ còn lại 1.000 tệ. Đối với một người ở thành phố lớn, số tiền này quả thực không đủ sống.
Trong lúc tuyệt vọng, Tào Ngọc Căn đã đưa ra một quyết định táo bạo và đây chính là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của anh. Ngọc Căn đã bỏ ra 300 tệ để mua một chiếc xe đạp ba bánh và bắt đầu nhặt rác, thu gom đồng nát.
Ban đầu, anh cảm thấy rất đau khổ và xấu hổ khi bản thân rời quê hương để đến Thâm Quyến làm việc mà giờ đây lại trở thành kẻ nhặt rác để sống qua ngày. Song, sốc lại tinh thần, Ngọc Căn tự an ủi bản thân chắc chắn sẽ thành công và quyết tâm làm việc chăm chỉ.
Vào lúc 5 giờ sáng mỗi ngày, Tào Ngọc Căn đạp xe ba bánh đi ra ngoài để thu gom rác. Công việc bận rộn nên việc ăn uống của anh rất thất thường. Đối với Tào Ngọc Căn, mì gói là món ăn xa xỉ, anh chỉ ăn cơm trắng với ít muối để sống qua những ngày gian khó.
Thu gom vải vụn là một công việc vừa bẩn vừa mệt, hàng ngày phải thức khuya dậy sớm.
Trong quá trình thu gom rác, anh đã tiếp xúc với đủ loại người. Điều này giúp anh mở rộng mối quan hệ và cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời hiểu biết sâu hơn về xã hội và thị trường.
Ngoài ra, để gây ấn tượng tốt với mọi người, Tào Ngọc Căn luôn cố gắng để bản thân sạch sẽ, chỉn chu. Hơn nữa, sau khi thu gom rác, anh luôn dọn dẹp cho khách hàng.
Với sự chuyên nghiệp và thái độ phục vụ như vậy, Tào Ngọc Căn đã sớm tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong "ngành thu gom rác thải". Vì thế công việc cũng dần ổn định, một tháng anh có thể kiếm được hơn 3.000 tệ.
Sau khi ở Thâm Quyến một thời gian dài, anh tình cờ gặp một người bạn ở An Huy. Người bạn đó vô tình đề cập đến một sản phẩm điện tử mới lạ, tương tự như một chiếc máy ảnh điện tử. Điều này đã khơi dậy sự trí tò mò và óc sáng tạo của Ngọc Căn.
"Người nói không có chủ ý nhưng người nghe lại có dụng ý", Tào Ngọc Căn tinh tường nhận thấy đây có thể là một cơ hội kinh doanh tốt. Bởi lúc bấy giờ máy ảnh là thứ hàng xa xỉ và hiếm có ở Trung Quốc. Ảnh: Internet
Sau khi trở về nhà, theo mô tả của bạn, Ngọc Căn tự tìm tòi và vẽ các bản phác thảo của riêng mình rồi tìm nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra rằng bản thân không có tiền và không có đơn đặt hàng, chỉ với một bản vẽ và một cái miệng, không một nhà sản xuất nào sẵn sàng hợp tác.
Trong hoàn cảnh như vậy, đối với người khác có thể đã đầu hàng trước số phận nhưng Tào Ngọc Căn thì khác, anh kiên trì đến cùng. Với niềm tin này, Ngọc Căn đã đến hầu hết các xưởng sản xuất ở Thâm Quyến. Cuối cùng, một nhà máy nhỏ cũng đồng ý giúp anh làm mẫu trước.
Một tuần sau, anh nhận được hàng mẫu. Chúng vượt xa mong đợi và anh tự tin đi khắp Thâm Quyến để bán sản phẩm của mình. Thực tế đã chứng minh rằng tầm nhìn của Tào Ngọc Căn là độc nhất vô nhị. Sản phẩm của anh được mọi người đón nhận và yêu thích.
Với đợt bán máy ảnh nóng hổi này, nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ đã lần lượt đến tìm Tào Ngọc Căn nâng mức doanh thu lên hơn 600.000 tệ.
Sau khi kiếm được hũ vàng đầu tiên trong đời, Ngọc Căn đã thành lập hai nhà máy điện tử và bắt đầu tự sản xuất.
Chỉ mất 4 năm để Tào Ngọc Căn từ việc thu gom đồng nát trở thành chủ một nhà máy với hơn 100 nhân viên. Và tất cả những điều này là nhờ vào sự sáng suốt, lòng kiên trì bền bỉ quyết không từ bỏ của anh.
Thực tế đã chứng minh rằng dù là công việc hay cuộc sống, chỉ cần chúng ta tinh ý, chịu khó suy nghĩ và can đảm thực hiện thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khác biệt.
Bão tố kéo đến cùng màn lộn ngược dòng kinh điển trở thành tỷ phú
Người ta thường nói rằng khi thượng đế đóng một cánh cửa, ngài sẽ mở ra một cánh cửa khác cho bạn. Điều mà Tào Ngọc Căn không thể ngờ là khi trở về nhà lần này, vận mệnh của anh đã bị thay đổi.
Thời kỳ hoàng kim chưa được bao lâu, bão tố lại xảy đến. Năm 2008, sự sụp đổ của Lehman Brothers gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế và nhà máy điện tử của Tào Ngọc Căn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ không những không có đơn hàng mới mà rất nhiều đơn hàng cũ cũng bị hủy.
Lúc đầu, Ngọc Căn lạc quan rằng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ sớm qua đi, mọi việc sẽ quay lại quỹ đạo ban đầu nhưng không ngờ, anh đã chờ đợi đến hai năm và cuối cùng phải tuyên bố phá sản. Tào Ngọc Căn lại một lần nữa lâm vào cảnh túng quẫn.
Sau khi đóng cửa nhà máy, vì chán nản nên anh đã quyết định trở về quê hương ở An Huy để thư giãn và quây quần bên gia đình.
Năm 2008, anh trai của Tào Ngọc Căn thành lập Yuantong Express (YTO Express) nhưng do sơ suất trong quản lý, công ty làm ăn thua lỗ. Sau khi Ngọc Căn biết chuyện, anh đã tiếp quản một cách dứt khoát.
Trước đây, Tào Ngọc Căn chưa từng tiếp xúc với ngành chuyển phát nhanh. Do đó, để hiểu rõ toàn bộ quy trình chuyển phát nhanh, anh bắt đầu vào làm công nhân tuyến đầu (đóng gói hàng, bốc xếp hàng lên xe) và trở thành người giao hàng. Đến tối, anh lại tập trung nghiên cứu hệ thống vận hành và chính sách quản lý của công ty.
Bằng cách này, anh đã tìm ra vấn đề khiến công ty tụt dốc và bắt đầu thực hiện cải cách mạnh mẽ. Để huy động sự nhiệt tình của nhân viên, Ngọc Căn đã thay đổi hệ thống lương cố định ban đầu thành lương cơ bản cộng với hoa hồng. Đồng thời, khuyến khích mọi người làm thêm.
Ngoài ra, anh cũng quy định rằng người giao hàng sẽ phải bồi thường khi làm mất hàng. Điều này làm giảm đáng kể khả năng bưu kiện bị mất và giảm khiếu nại của khách hàng. Cuối cùng, anh quy định đơn hàng phải được giao nhanh nhất có thể. Điều này đã nâng cao hiệu quả dịch vụ và YTO Express từng bước đạt được sự công nhận của khách hàng. Công ty cũng chuyển từ lỗ thành lãi trong năm thứ hai.
Trong vài năm qua, nhân viên của YTO Express đã tăng từ vài chục lên gần 200 người. Diện tích khu đất đã mở rộng từ hơn 100m2 lên hơn 5.000m2. Năm 2013, công ty đã lắp đặt một dây chuyền lắp ráp tự động với hơn 2.000 phiếu cập cảng mỗi ngày, tăng gấp 66 lần.
Năm 2014, để đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới, anh bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để hội nhập. Khi rảnh rỗi, Tào Ngọc Căn sẽ lấy giấy bút ra, liệt kê những tài nguyên anh có trong tay và cách sử dụng chúng.
Cuối cùng, sau khi suy nghĩ, anh lại một lần nữa chuyển sự chú ý sang "con người". Lần này, anh áp dụng chiến lược tận dụng thế mạnh để bỏ nhiều lợi nhuận cho nhân viên bán hàng và thậm chí cả khách hàng. Bởi đây không chỉ là một "nền tảng chuyển phát nhanh", mà còn là một "nền tảng bán hàng".
Ngày nay, với tư cách là Giám đốc điều hành của YTO Express, Tào Ngọc Căn đã đạt được một bước nhảy vọt trong cuộc đời và trở thành một tỷ phú đáng ghen tị.
Nhìn vào con đường sự nghiệp của anh, không khó để nhận thấy rằng nếu muốn thay đổi vận mệnh phải dũng cảm chiến đấu và không ngừng nỗ lực. Đồng thời, chúng ta phải có tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, khả năng quan sát và nắm bắt thời cơ.
Dù là thu gom rác, mở nhà máy điện tử hay chuyển phát nhanh sau này, Tào Ngọc Căn đều không bao giờ nhìn xa trông rộng mà luôn đặt mục tiêu và bắt tay vào thực hiện ngay. Anh rất nhạy bén với "thời cơ" và có khả năng thực thi cao.
Người ta thường nói cơ hội chỉ dành cho những người chuẩn bị sẵn sàng nhưng trên thực tế, điều quan trọng hơn hết phải là nắm bắt cơ hội một cách quyết đoán khi chúng đến.
Nguồn và ảnh NetEast163