Sau gã khổng lồ Grab, “tay ngang” Zalo Pay và Momo, Viber không giấu tham vọng gia nhập cuộc đua siêu ứng dụng tại Việt Nam
Ngoài ra, có thể kể đến nhiều siêu ứng dụng khác như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Chợ Tốt, Mobiphone Pay, Gojek, Be,...
Đồng thời, trong những năm gần đây, Viber đã xây dựng quan hệ đối tác để mở rộng dịch vụ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đang củng cố nền tảng của mình để cung cấp thông tin phù hợp và kịp thời cho người dùng Việt Nam—từ thông tin thể thao, hợp tác với VTV Live, đến thông tin và mẹo du lịch với MoMo”, đại diện Viber chia sẻ trong buổi trò chuyện mới đây.
Trên thế giới, Viber được biết đến là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất với hơn 1 tỷ lượt tải xuống trên Android ở hơn 190 quốc gia. Và tại Việt Nam, sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng Việt Nam đối với Viber. Trong nửa đầu năm 2023, đại diện cho biết ghi nhận số cuộc gọi riêng tư tăng đáng kể là 642%, số tin nhắn người dùng gửi trong các kênh tăng 24% và số tin nhắn riêng tư tăng 12%. Đồng thời, số người dùng thành thạo hoặc những người sử dụng Viber ít nhất là 25 ngày trong một tháng đã tăng 14%.
Đánh giá cao tiềm năng khi Việt Nam là nơi có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 40% người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tầm nhìn Viber không chỉ dừng lại ở mục tiêu đạt được thứ hạng cao nhất trên thị trường ứng dụng nhắn tin.
Theo dữ liệu từ Research and Markets, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (mức tăng trưởng kép hằng năm) là 19,1% cho đến năm 2028. Chiến lược của Viber là cung cấp càng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng càng tốt trong suốt thời gian sử dụng của người dùng.
Hiện, ứng dụng này cho biết đã có sẵn một hệ sinh thái với phần lớn người dùng Việt Nam đều hoạt động kinh tế, trong đó độ tuổi từ 25 đến 50 chiếm 69%. Đặc biệt, thông qua Viber for Business mới thành lập thời gian gần đây, hàng trăm DN tại Việt Nam, bao gồm các nhà bán lẻ, ngân hàng, công ty bất động sản, doanh nghiệp vận tải và lữ hành cũng như nhiều nhãn hàng thuộc các ngành và quy mô khác nhau, đã tận dụng các giải pháp để đạt được mục tiêu của mình.
Việt Nam cũng là thị trường trọng điểm về thương mại trực tuyến tại Đông Nam Á. Số lượt mua hàng trực tuyến đã vượt quá con số 45 triệu lượt.
Nói về siêu ứng dụng, tại Việt Nam đã có 3 siêu ứng dụng nổi bật.
Top 2 thuộc về Momo với đặc trưng ban đầu là “ví điện tử”. Tận dụng lợi thế số lượng người dùng lớn trên 20 triệu người, Momo lấn sân sang lĩnh vực khác, phát triển trở thành một siêu ứng dụng tích hợp nhiều tiện ích khác nhau, có thể kể đến như: Tài chính tiêu dùng, thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại,...), liên kết thanh toán với các trang thương mại điện tử, đặt vé du lịch, vé xem phim, ăn uống,...
Cuối cùng là Zalo Pay: Xuất phát điểm tương tự như Momo, Zalo tận dụng lợi thế người dùng lớn hơn 100 triệu, để phát triển siêu ứng dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều siêu ứng dụng khác như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Chợ Tốt, Mobiphone Pay, Gojek, Be,... và cả Viber.
Nói về tiềm năng cho siêu ứng dụng phát triển tại Việt Nam, theo báo cáo của Viber, người Việt dành 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, tức là lâu hơn 1 phút so với mức trung bình của người dùng trên toàn cầu. Người Việt sử dụng tối thiểu 22 ứng dụng trong một tuần (trên iOS).
Thêm vào đó, hơn 40% trong con số 6.500 người ở khắp Châu Á - Thái Bình Dương (gồm cả Việt Nam) tham gia khảo sát của Branding Asia cho biết, họ nhắn tin với doanh nghiệp thường xuyên hơn so với thời kỳ trước đại dịch, với 1/3 người tiêu dùng trò chuyện với doanh nghiệp ít nhất một lần một tuần.
Trong khi đó, một khảo sát từ Data Reportal và Decision Lab Research - năm 2023 cho thấy, 73% khách hàng tại Việt Nam sử dụng tin nhắn để tương tác với các nhãn hàng. Trong đó, 36% người dùng mua hàng thông qua hình thức nhắn tin.
Tận dụng xu hướng này, các DN lớn và nhỏ tại Việt Nam đang ngày càng khai thác các nền tảng nhắn tin trực tiếp như Messenger, Instagram Direct, Viber for Business để marketing dịch vụ, thậm chí là thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhìn chung, ứng dụng nhắn tin được mong đợi sẽ là những cánh tay đắc lực mới đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam trong tương lai.