A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam gọi tên Nhựa Bình Thuận, HD Securities, TPS, tăng trưởng 2024 chủ yếu dựa vào “cỗ xe tứ mã”

Nhựa Bình Thuận, Chứng khoán HD, Chứng khoán Tiên phong... nằm trong Top doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2024 mới đây. Bảng xếp hạng do Vietnam Report công bố, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu.

 

Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam gọi tên Nhựa Bình Thuận, HD Securities, TPS, tăng trưởng 2024 chủ yếu dựa vào “cỗ xe tứ mã” - Ảnh 1.

CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2024.

Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu, các tiêu chí bổ trợ gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… 

Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam gọi tên Nhựa Bình Thuận, HD Securities, TPS, tăng trưởng 2024 chủ yếu dựa vào “cỗ xe tứ mã” - Ảnh 2.

 

Theo Vietnam Report, CAGR trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam giai đoạn 2019-2022 đạt 25,3%, trong đó, khu vực Tư nhân đạt 26,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 22,4% và khu vực Nhà nước đạt 17,7%. 

Có thể thấy, năm nay, khu vực Tư nhân vẫn dẫn đầu và có mức tăng (+1,1%) so với giai đoạn trước. Trong khi đó, so với giai đoạn trước, ở khu vực Nhà nước và FDI, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép lại chưa có nhiều sự cải thiện. Tuy nhiên, xét về số lượng doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp nằm trong hai khu vực này lại có sự gia tăng lần lượt (+3,6%) và (+0,4%) so với năm trước.

Về bối cảnh kinh tế, xét trên phạm vi quốc tế, năm 2024 là năm mà chính trường các nước sẽ có sự biến động. Đây là năm mà bầu cử toàn cầu lớn nhất trong lịch sử với hơn 50 quốc gia chiếm hơn 60% GDP toàn cầu. Những người chiến thắng sẽ đưa ra các quyết định chính sách quan trọng không chỉ với riêng từng quốc gia, mà còn ảnh hưởng tới khu vực, lớn hơn còn mang tính toàn cầu. Với hàng loạt nguyên thủ quốc gia mới, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bước vào một giai đoạn rất khác so với hiện nay.

Trong nước, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của Chính phủ. Đồng thời, đây cũng là năm bản lề trước khi các bộ luật liên quan đến các ngành kinh tế trọng điểm có hiệu lực và sẽ là năm cảm nhận tác động từ các chính sách tài khoá và tiền tệ thẩm thấu.

Vietnam Report cho rằng năm 2024, tăng trưởng kinh tế chủ yếu sẽ dựa vào "cỗ xe tứ mã": Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ về thể chế và môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; Kích cầu tiêu dùng thị trường trong nước; Tăng cường đầu tư công - thực hiện nhanh, hiệu quả vốn đầu tư công, tạo lan toả tới đầu tư ngoài nhà nước; Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Bên cạnh đó, xuất khẩu bị kìm hãm nhưng từ cuối năm 2023 đã có những dấu hiệu tích cực hơn. Trong thời gian tới, khi vấn đề hàng tồn kho tại nhiều quốc gia đang dần được khắc phục và sức mua ở các thị trường mục tiêu cải thiện, khả năng phục hồi của xuất khẩu sẽ trở nên rõ nét. Dù được dự báo không quá hứa hẹn để có một câu chuyện mang tính đột phá song nhiều khả năng lĩnh vực này sẽ khởi sắc hơn năm 2023. 

Song song với đó, nhu cầu của thị trường trong nước cũng được kỳ vọng khả quan hơn khi các gói hỗ trợ kích cầu theo Nghị quyết 43 tiếp tục phát huy hiệu quả và tác động lớn tới thị trường.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan