A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá xăng dầu hôm nay 24/7: Sắc đỏ với cả WTI và Brent

Khác với dự báo của các chuyên gia, ngay phiên giao dịch đầu tuần, giá xăng dầu bất ngờ quay đầu lao dốc bởi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc yếu hơn.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 24/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 giảm 45 cent, tương đương 0,58%, xuống mức 76,62 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 10/2023 giảm 49 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 80,58 USD/thùng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên của tuần, cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn Brent và WTI của Mỹ đều đỏ sản.

Các chuyên gia nhận định, giá dầu đã bất ngờ trượt dốc, cắt đứt chuỗi tăng của hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước và ngược với dự báo tăng vượt mức 81 USD/thùng của nhiều nhà phân tích.

Tuần trước, giá dầu tăng, giảm đan xen trong các phiên giao dịch. Mặc dù có 2 phiên giảm, giá dầu vẫn kết thúc tuần ở mức tăng với giá dầu Brent tăng khoảng 1,2%, dầu WTI tăng gần 2%, đánh dấu tuần tăng giá thứ tư liên tiếp.

Giá dầu đỏ sàn bởi các yếu tố tác động chính là số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc yếu hơn dự kiến và các nhà đầu tư chốt lời. Dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố đầu tuần trước cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ tăng 0,8% trong quý II so với quý I.

Trong tháng 6, doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 3,1%, thấp hơn 4 lần so với mức tăng 12,7% trong tháng trước đó, đồng thời thấp hơn so với kỳ vọng tăng trưởng 3,2% của các nhà phân tích.

Giá dầu đã lấy lại được đà tăng khi thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm ngừng tăng lãi suất, dự trữ dầu của Mỹ giảm nhẹ, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh, và sự gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới. Doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0,2% trong tháng 6, thấp hơn so với dự báo tăng 0,5% của các nhà kinh tế; doanh số bán lẻ cốt lõi tăng 0,6%.

Với những dữ liệu này, Fed sẽ có rất ít lý do để tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất “khủng” vốn được kích hoạt từ 1 năm trước để kiềm chế lạm phát. Tuần trước,  dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần tính đến ngày 14/7 đã giảm 708.000 thùng, xuống 457,4 triệu thùng; dự trữ xăng của Mỹ cũng giảm 1,1 triệu thùng.

Đáng chú ý là dữ liệu từ Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy các công ty năng lượng của Mỹ đã giảm 7 giàn khoan dầu xuống còn 530  - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022.  Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ là một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai.

 Trong bối cảnh cung đang thiếu hụt, đặc biệt được dự báo chênh lệch cao so với cầu dần về cuối năm, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm ngày 22/7 đã nhắc lại lời kêu gọi cung cấp thêm dầu.

Theo CNBC, cùng với việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+, một số thành viên của OPEC+ đang tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1,66 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2024.

Ngoài ra, các đối thủ nặng ký của liên minh là Saudi Arabia và Nga đã tuyên bố tự nguyện cắt giảm thêm vào tháng 7 và tháng 8, lần lượt là cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 500.000 thùng/ngày.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan