A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.

Theo danh sách được Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương công bố, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải có số tiền chậm đóng cao nhất, hơn 2,577 tỷ đồng của 166 lao động. Công ty TNHH Sợi Vĩ Sơn chậm đóng hơn 2,078 tỷ đồng 19 công nhân.

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Đến hết tháng 8/2024, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải có số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên hơn với số tiền 2,577 tỷ đồng của 166 lao động.

Trong danh sách, những đơn vị chậm đóng hơn 1 tỷ đồng có: Công ty CP Giày Cẩm Bình (1,525 tỷ đồng), Công ty CP Khoáng sản Kim Bôi - Chi nhánh Hải Dương (1,366 tỷ đồng), Công ty CP VTC Group (1,075 tỷ đồng).

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương, những đơn vị này đã có hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, gây ảnh hưởng xấu đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Hình thức xử phạt đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp...

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động... Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân...

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật