Hơn 400 doanh nghiệp phương Tây đã rời khỏi Nga từ khi căng thẳng leo thang
Nhiều thương hiệu chưa thể rời khỏi Nga bởi các hợp đồng nhượng quyền ràng buộc nhiều điều kiện phức tạp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelelnskyy trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày thứ Tư tái kêu gọi tất cả các thương hiệu toàn cầu rời khỏi Nga, ông muốn tạo ra thêm áp lực kinh tế lên nước này.
Theo CNBC, hơn 400 doanh nghiệp đã thông báo rút khỏi Nga tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào ngày 24/2/2022, dữ liệu của trường quản lý Yale cho hay.
Đối với một số thương hiêu, việc rời khỏi Nga không hẳn dễ làm.
Hai doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh như Burger King hay Subway, hãng bán lẻ Anh Marks & Spencer và chuỗi kinh doanh dịch vụ khách sạn Accor and Marriott thuộc nhóm những doanh nghiệp đang chịu ràng buộc bởi các hợp đồng nhượng quyền phức tạp.
"Không giống hoạt động thuộc sở hữu của một doanh nghiêp, một công ty nhượng quyền vào thị trường quốc tế đưa ra cam kết ràng buộc dài hạn với một bên khác, đó chính là một phần trong hoạt động nhượng quyền", đối tác tại chuỗi phân phối Wiggin and Dana – ông Dean Fournaris nói với CNBC.
Những thương hiệu chỉ thuộc sự quản lý của doanh nghiệp có vị thế tốt hơn nếu xét đến việc cần đóng cửa nhanh chóng một số địa điểm kinh doanh.
Theo các hợp đồng kiểu như vậy, một doanh nghiệp sẽ cho một bên doanh nghiệp khác sử dụng thương hiệu của mình. Bên doanh nghiệp này sau đó sẽ vận hành hoạt động kinh doanh liên quan đến thương hiệu tại một địa điểm phù hợp. Doanh nghiệp nào muốn mở rộng sự hiện diện tại một thị trường nào đó sẽ nhận thấy thỏa thuận đó phù hợp nhìn từ góc độ hoạt động hoặc tài chính. Tuy nhiên, cũng không như các hợp đồng pháp lý ràng buộc, các hợp đồng này không cho phép có nhiều khả năng điều chỉnh.
Chính những hợp đồng chặt chẽ kiểu này khiến cho nhiều thương hiệu phương Tây gặp khó khi rút khỏi Nga, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đành buộc phải tạm hoãn hoạt động hoặc rút hoàn toàn khỏi thị trường này bởi họ phản đối quan điểm từ phía Nga cũng như đương đầu với hàng loạt thách thức trong khâu vận chuyển hàng hóa.
"Những thương hiệu chỉ có hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dễ rút khỏi các thi trường bởi họ không phải giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều cấp nhượng quyền", ông Earsa Jackson – thành viên của nhóm nhượng quyền và cấp phép thuộc Clark Hill nói.
Burger King, thương hiệu thuộc sở hữu của Restaurant Brands International, vào tuần trước thông báo đã ngừng hỗ trợ cho khoảng 800 nhà hàng trong chuỗi nhượng quyền và đồng thời từ chối chấp thuận mở rộng hệ thống. Tuy nhiên, các nhà hàng này hiện vẫn còn đang tiếp tục hoạt động theo hợp đồng nhượng quyền.
Subway, tương tự như vậy, không có chi nhánh doanh nghiệp tại Nga, tuy nhiên lại đang có khoảng 450 nhà hàng độc lập vẫn tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, doanh nghiệp đối thủ như McDonald, hiện đang sở hữu phần lớn các nhà hàng tại Nga, công bố sẽ tạm thời đóng cửa khoảng 850 nhà hàng tại đất nước này và chịu thua lỗ khoảng 50 triệu USD/tháng.
"Chúng tôi không trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhượng quyền và nhà hàng của họ, chính vì vậy không thể nắm được hoạt động hàng ngày của họ", Subway nhấn mạnh trong tuyên bố của mình.
Hãng Marks & Spencer, trong khi đó, có 48 cửa hàng tại Nga. Đại diện hãng nói với CNBC rằng họ đã ngừng cung cấp sản phẩm cho bên nhận nhượng quyền. Dù vậy, hai bên vẫn đang tiếp tục đối thoại về việc duy trì hoạt động của thương hiệu ở đây.
Chuỗi kinh doanh khách sạn Accor and Marriot cũng đã tạm ngưng hoạt động tại các địa điểm mới ở Nga, tuy nhiên một số địa điểm còn lại vẫn được vận hành bởi nhưng bên thứ 3.
Trong khi tất cả các doanh nghiệp đã thể hiện sự bất bình với cuộc chiến tranh và đưa ra nhiều cam kết nhằm điều hướng lợi nhuận doanh nghiệp tại Nga hoặc quyên góp độc lập cho người tị nạn Ukraine, họ tiếp tục hiện diện trên đường phố Nga dưới sự thận trọng của những người chủ.