A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mr.X30 làm gì để từ chối "cám dỗ" từ cổ phiếu Yeah1 khi mới lên sàn, nhờ đó né được cú sụt giá YEG từ 300.000 đồng về hơn 20.000 đồng?

Từ câu chuyện tham dự một sự kiện bất ngờ của Yeah1 ông Hưng rút ra bài học rằng nếu chúng ta chăm chỉ nghiên cứu thì sẽ biết được rất nhiều chuyện, chứ không chỉ nhìn vào cổ phiếu hay đám đông đang hô hào.

Mới đây, tại talkshow Bí mật đồng tiền phát sóng trên VTV Digital với chủ đề Ở đây trị chứng ôm rơm, câu chuyện về công ty công nghệ Yeah1 lại được đưa ra trao đổi. Cụ thể hơn, cách đây vài ngày nhà sáng lập kiêm chủ tịch HĐQT Yeah1 là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã có báo cáo kết quả giao dịch cho biết đã bán xong toàn bộ 4,03 triệu cổ phiếu YEG và không còn là cổ đông của công ty này. Số cổ phiếu mà ông Tống bán ra tương đương 12,89% vốn.

Yeah1 cũng thông báo danh sách đề cử, ứng cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027. Hội đồng quản trị của Yeah1 sẽ được làm mới hoàn toàn. Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cùng tất cả các thành viên Hội đồng quản trị cũ sẽ không ứng cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.

5 người ứng cử vào Hội đồng quản trị gồm ông Đào Phúc Trí, bà Lê Phương Thảo, ông Nguyễn Hoàng Giang, ông Lê Minh Nhật Tín và ông Trần Hoài Nam. Trong đó, ông Trần Hoài Nam và ông Nguyễn Hoàng Giang là người mới đối với Yeah1.

Vài năm trước, Yeah1 là một cổ phiếu hot khi có thời điểm giá từng lên tới hơn 300 nghìn và được xem là hình mẫu cho các công ty công nghệ Việt Nam IPO thành công trên sàn chứng khoán. 

Talkshow Bí mật đồng tiền bất ngờ đưa ra một bức ảnh về sự kiện Universal Day của Yeah1 trong đó có xuất hiện của vị khách mời là ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng công ty chứng khoán SSI. 

Mr.X30 làm gì để từ chối cám dỗ từ cổ phiếu Yeah1 khi mới lên sàn, nhờ đó né được cú sụt giá YEG từ 300.000 đồng về hơn 20.000 đồng? - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: VTV.

Thực ra đây cũng là một câu chuyện để lại cho tôi bài học. Bởi thời điểm năm 2018, Yeah1 là một cổ phiếu rất hot. Giá cổ phiếu thời điểm đấy có thể lên hơn 300 nghìn và công ty ở trong ngành nghề cũng không thực sự nhiều người biết. Hôm đấy tôi phải bay ra Hà Nội nhưng chuyến bay muộn, một người bạn rủ tôi qua White Palace để tham gia sự kiện. Thế nhưng đây là một cổ phiếu hot tôi chưa từng biết. Trong quá trình mọi người giới thiệu, có một sự kiện hơi lạ với tôi là việc ngày hôm đấy Yeah1 công bố mua lại ScaleLab. 

ScaleLab có rất nhiều nhà sản xuất nội dung nổi tiếng như Jack Paul, Mr Beast. Trong phần giới thiệu họ ghi rằng “ScaleLab đang hoạt động ở 200 quốc gia, Yeah1 cũng hoạt động ở 200 quốc gia. Vậy thì sau khi mua lại chúng ta sẽ hoạt động ở 400 quốc gia”. Tôi thấy "Ơ, thế giới làm gì có 400 quốc gia". Xong tôi thấy họ đang cố gắng bán hàng, chuẩn bị một cách thiếu chuyên nghiệp. 

Ngay khi về nhà ngay lập tức tôi làm "bài tập về nhà" bằng cách hỏi 2 con bởi vì chúng rất giỏi về YouTube. Tất nhiên 2 đứa đều biết Jack Paul là ai, Mr Beast là ai. Và 2 cháu đều dạy tôi rằng 2 ông đấy đều không quan tâm đến ScaleLab đâu. Họ đều có thể tự kiếm tiền được và 2 công ty này chả có ý nghĩa gì đối với họ. Và tôi bắt đầu giật mình nghiên cứu kỹ hơn và kể từ đó tôi trở thành một người không thích cổ phiếu này. Và không phải may mắn đâu, các bạn biết là ngay sau đó cổ phiếu Yeah1 rơi từ 300 nghìn về 20 nghìn đồng.”, ông Phạm Lưu Hưng nhớ lại.

Mr.X30 làm gì để từ chối cám dỗ từ cổ phiếu Yeah1 khi mới lên sàn, nhờ đó né được cú sụt giá YEG từ 300.000 đồng về hơn 20.000 đồng? - Ảnh 2.
 

Từ câu chuyện tham dự một sự kiện bất ngờ của Yeah1, ông Hưng rút ra bài học rằng nếu chúng ta chăm chỉ làm bài tập về nhà (nghiêm túc nghiên cứu-pv) thì sẽ biết được rất nhiều chuyện chứ không phải chỉ nhìn cổ phiếu hay đám đông đang hô hào. Khi bạn tự mình nghiên cứu, chỉ cần để ý một số cái dấu hiệu là bạn có thể phát hiện ra được những trường hợp không xứng đáng để đầu tư. 

Đấy là tôi kể chuyện ngày xưa của Yeah1 thôi, chứ không ý nói Yeah1 của hiện tại vì mọi người đang kỳ vọng rất nhiều vào cổ đông mới đến có thể tái cấu trúc để trở nên tốt hơn. Như thế giá cổ phiếu hoàn toàn có thể tăng nhưng câu chuyện đấy hiện nay tôi chưa biết”, ông Hưng nhấn mạnh.  

Nói thêm về câu chuyện Yeah1 mua lại Scalelab đầu năm 2019. Tập đoàn này mua lại 100% cổ phần ScaleLab với giá trị thương vụ 20 triệu USD.Đây là một hệ thống mạng lưới đa kênh YouTube (MCN) có trụ sở chính tại Hollywood, California, Mỹ. Công ty thành lập từ tháng 8/2013, quản lý hệ thống gồm 1.750 nhân vật có tầm ảnh hưởng (Influencers) và 400 triệu người theo dõi, đóng góp 3 tỉ lượt xem mỗi tháng cho YouTube.

Tốc độ tăng trưởng kép doanh thu của ScaleLab giai đoạn 2015-2017 đạt 191%. Doanh thu 2017 đạt 27,3 triệu USD và ước tính tăng trưởng 15-20% trong năm 2018. 

Thế nhưng đến tháng 3/2019, Yeah1 bị YouTube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung đối với các Công ty đầu tư tài chính/ Công ty con có hoạt động liên quan đến mảng YouTube của Yeah1 bao gồm SpringMe Pte, Ltd., Yeah1 Network Pte. Ltd và ScaleLab LLC.

YouTube cho rằng SprineMe Pte. Ltd (Công ty có trụ sở tại Thái Lan, do Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với quy trình của YouTube. Điều này dẫn đến việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan đến hoạt động YouTube Adsense trực thuộc Yeah1, cụ thể là Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.

Sau thông báo của YouTube, Yeah1 đã quyết định bán lại 100% cổ phần tại ScaleLab LLC cho các chủ sở hữu trước đây với giá bán 12 triệu USD. Công ty cũng nỗ lực đàm phán với YouTube để tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, đến ngày 22/5/2019, YouTube đã chính thức thông báo chấm dứt hợp tác với Yeah1.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật