Ngành dược phẩm quý 1/2023: Một loạt DN tăng trưởng "khủng", Dược Lâm Đồng ngược chiều báo lỗ
Tăng trưởng cao nhất toàn ngành dược trong quý 1 vừa rồi là CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 Hà Nội (mã: DTP) với mức tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 576%.
Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 1.229 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ. Nhờ chi phí giá vốn tăng ít hơn mức tăng doanh thu, biên lãi gộp được cải thiện lên 50%. Lợi nhuận gộp đạt 614 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 1/2022. Khấu trừ các chi phí khác, Dược Hậu Giang báo lãi sau thuế đạt 361 tỷ đồng tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2022 . Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục ghi nhận trong 1 quý kể từ khi đi vào hoạt động.
Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận quý 1 tăng theo mức tăng của doanh thu hàng DHG sản xuất. Dược Hậu Giang tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm kháng sinh, giảm đau hạ sốt như Hapacol, Klamentin, Haginat,... Công ty còn chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là doanh nghiệp ngành dược tăng trưởng mạnh nhất quý 1/2023, CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 Hà Nội (mã: DTP) ghi nhận doanh thu thuần tăng 95% lên gần 234 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 99% lên 119 tỷ đồng, biên lợi nhuận lên gần 51%. Mặc dù các chi phí đều tăng, lợi nhuận trước thuế của DTP vẫn đạt hơn 44 tỷ đồng, tăng 551% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, tăng 576%. Công ty cho biết năm 2023, nhiều sản phẩm mới được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, đồng thời dịch Covid được đẩy lùi và kiểm soát chặt chẽ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng.
Hai doanh nghiệp khác cũng có mức tăng trưởng 3 chữ số đó là CTCP Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco (Mã: PBC) và Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Mã: DVN). Trong đó, PBC ghi nhận doanh thu thuần tăng 51%, là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế công ty tăng 480% lên gần 24 tỷ đồng. Còn DVN, doanh thu thuần của công ty tăng 16% lên 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 22% lên 137 tỷ đồng, cùng với doanh thu tài chính tăng 84%, lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng 42% trong khi các chi phí giảm, lợi nhuận sau thuế của DVN bứt phá lên 111 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ.
Ngược lại với bức tranh tích cực của ngành, một số doanh nghiệp dược phẩm báo tăng trưởng âm như Traphaco (-11%), Dược phẩm OPC (-28%), Agimexpharm (-4%), đặc biệt, Dược Lâm Đồng – Ladophar (mã: LDP) còn báo lỗ 6 tỷ trong khi cùng kỳ có lãi gần 2 tỷ. Theo báo cáo tài chính, doanh thu trong kỳ của LDP giảm gần 14%, lợi nhuận gộp giảm 34%, doanh thu tài chính cũng chỉ đạt 145 triệu đồng trong khi năm ngoái gần 1,5 tỷ đồng. Các chi phí lại đều tăng, khiến cho LDP lỗ 6,4 tỷ đồng.
Theo Huyền Trang
Nhịp sống thị trường