A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng trong… túi

Với một ứng dụng trên điện thoại thông minh, người tiêu dùng hiện nay đã có thể thực hiện mọi thao tác thanh toán, tựa như có một ngân hàng trong túi của mình.

Ở đâu cũng “quét” được

Đi chợ, đi xe bus, đổ xăng, cà phê, thậm chí ma chay, hiếu hỉ đều quét mã QR hoặc chuyển khoản trong vài giây, Cao Huyền, 28 tuổi, nhân viên truyền thông tại một công ty ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nói, không nhớ lần gần đây nhất dùng tiền mặt là khi nào. Lúc đầu, Huyền sử dụng dịch vụ này để hạn chế tiếp xúc khi dịch COVID-19 bùng phát, giờ đây điều này đã trở thành một thói quen.

Không chỉ riêng Huyền, thói quen thanh toán của nhiều người dân đã hoàn toàn thay đổi sau mùa dịch. 65% người tham gia khảo sát của VISA về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt nói rằng họ mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% khẳng định sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Tính đến nay, gần 76% người tiêu dùng đang sử dụng ít nhất một dịch vụ ví điện tử.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7/2023, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng đột ngột trong việc phát hành thẻ, với hơn 140 triệu thẻ đang lưu thông, trong đó có gần 10,8 triệu thẻ đã được mở thông qua quy trình eKYC. Điều khích lệ là các chỉ số về thanh toán không dùng tiền tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Trong tám tháng năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022, số lượng giao dịch không sử dụng tiền mặt đã tăng lên 49,71%. Giao dịch qua internet tăng 62,25% về số lượng và 5,65% về giá trị giao dịch. Giao dịch qua điện thoại thông minh tăng lần lượt là 61,43% và 9,46% về số lượng và giá trị giao dịch. Giao dịch qua mã QR tăng mạnh với 112,71% về số lượng và 11,18% về giá trị, trong khi giao dịch tại điểm bán (POS) tăng 23,24% về số lượng và 23,45% về giá trị giao dịch. Giao dịch qua máy ATM tăng 15,48% về số lượng và 23,41% về giá trị. Những số liệu này là minh chứng cho sự chuyển đổi đáng kể từ hình thức thanh toán trực tuyến và không sử dụng tiền mặt, thể hiện sự chấp nhận và sử dụng ngày càng tăng của các kênh thanh toán điện tử đa dạng tại Việt Nam.

Riêng hệ thống xử lý của Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) xử lý hơn 20 triệu giao dịch mỗi ngày.

Có nhiều hơn một lý do dẫn tới sự tăng trưởng mạnh mẽ trên của xu hướng thanh toán không tiền mặt. Một trong những lý do quan trọng là sự ủng hộ của các cấp chính quyền với những chính sách được đưa vào cuộc sống. Trong năm nay, UBND nhiều tỉnh, thành trên khắp Việt Nam như Hà Nội, Bến Tre, Đà Nẵng… đã đồng loạt triển khai các con phố không tiền mặt, được người dân hưởng ứng.

Bên cạnh đó, số liệu cho thấy, đến nay đã có tới 75% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng; 3,71 triệu tài khoản Mobile - Money đã được mở.

Tới hết quý I/2023, Việt Nam đã có 430 nghìn điểm có máy chấp nhận thanh toán thẻ, cộng với mạng lưới thanh toán chấp nhận QR code được phủ rộng trên toàn quốc. Đây là một trong những động lực cho xu hướng phát triển giao dịch không tiền mặt.

Ngoài ra, không thể không kể đến sự phát triển của các ứng dụng ngân hàng số và các ví điện tử. Hiện đã có 82 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua internet và 52 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua điện thoại, 51 tổ chức trung gian thanh toán có giấy phép hoạt động.

Theo đại diện của các nhà kinh doanh F&B, người tiêu dùng Việt đang tìm về với các giá trị khi lựa chọn mua sắm. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn và thắt chặt chi tiêu, họ dành thời gian để so sánh về chất lượng và tìm kiếm các “món hời" như mã giảm giá, thanh toán không mất phí…

Doanh nghiệp nào giải được vấn đề của khách hàng thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh. Đó cũng là lý do ngân hàng đến từ Thái Lan KBank luôn được người dùng ưu tiên. Ứng dụng K PLUS Vietnam, giải pháp ngân hàng di động toàn diện được thiết kế nhằm nâng cao trải nghiệm ngân hàng cho khách hàng của KBank tại Việt Nam nổi lên như một trường hợp điển hình cho làn sóng ứng dụng thanh toán không tiền mặt.

Với giao diện thân thiện, dịch vụ mang tính cá nhân hóa và tính bảo mật cao, ứng dụng này cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến dễ dàng, thuận tiện, liền mạch và tuyệt đối an toàn như mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán… mọi lúc, mọi nơi.

Ngân hàng này đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hoá các kênh thanh toán, giao dịch, mang lại tiện ích cho khách hàng; góp phần cùng hệ thống ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Nhờ tôn trọng trải nghiệm của khách hàng cùng những dịch vụ tiện lợi khác như đăng ký tài khoản online 100%, độ an toàn cao và giao dịch hoàn toàn không mất phí (Zero-fee), chỉ sau 2 năm ra mắt, K PLUS Vietnam đã thu hút hơn 1 triệu người dùng tại thị trường Việt Nam.

“Đau đầu" vì không biết quản lý tài chính

Không chỉ đối mặt với bài toán “thắt lưng buộc bụng", theo Backbase (Hà Lan), khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính. Tỷ lệ này cao thứ hai trong mười nước Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Thái Lan.

Trong đó, tỷ lệ người thừa nhận không biết cách quản lý tiền bạc của nước ta xếp cao nhất trong số 10 quốc gia được khảo sát. Với nhiều người, thách thức lớn nhất trong quản lý tài chính là tiết kiệm. Các khó khăn khác bao gồm: nợ nần, dành dụm tiền về hưu, cách thức quản lý tiền bạc, hay cách quản lý danh mục đầu tư.

Giải quyết “nỗi đau” này, KBank triển khai dịch vụ quản lý tài chính và tiết kiệm online trên ứng dụng K PLUS Vietnam nhằm hỗ trợ quản lý và cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân cho người dùng Việt.

Ngân hàng này triển khai chương trình Tiền gửi 6 tháng siêu lãi suất 6%/năm kèm nhận thưởng tiền mặt 0.5% giá trị tiền gửi trong dịch vụ gửi tiền trực tuyến thay vì chỉ giữ lãi suất tiền gửi ổn định. Tuỳ vào nhu cầu, người dùng cũng có thể lựa chọn gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao và các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Nhờ đó, người dùng có thể có được nguồn thu nhập thụ động với khoản tiền nhàn rỗi một cái an toàn và tối ưu trong khi vẫn rất linh hoạt trong quản lý tiền mặt.

Giải cơn “khát” vốn của doanh nghiệp SME

Sự sụt giảm về khả năng chi tiêu của mỗi cá nhân người tiêu dùng trong thị trường cũng phần nào phản ánh được sức khoẻ của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, bà Phạm Thị Thanh Huyền, chuyên gia của IFC cho biết, hiện chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tín dụng. Khoảng 70% còn lại khó hoặc không có khả năng tiếp cận tín dụng.

Ngân hàng trong… túi

Ông Chat Luangarpa, Phó Chủ tịch điều hành KBank

Trong khi đó, theo ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành KBank, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc huy động vốn. Cụ thể, họ phải đối mặt với nhiều tiêu chí cho vay nghiêm ngặt, quá trình đăng ký vay vốn phức tạp và mất thời gian; lãi suất cao; thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn trong quá trình vay vốn.

Để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, KBank Vietnam còn cung cấp các giải pháp vay vốn cho nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vốn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong hoạt động huy động vốn.

Những giải pháp vay vốn tối ưu như KBank Biz Loan được ra mắt vào tháng 12/2021 đã hỗ trợ rất nhiều cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt trong thời kỳ suy thoái. Đây là khoản vay một lần trị giá 10 - 300 triệu đồng, thời hạn 12 - 36 tháng, không yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc người bảo lãnh.

Bằng cách quản lý thanh khoản hợp lý, doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động một cách hiệu quả về mọi mặt; từ việc nắm bắt cơ hội kinh doanh đến loại bỏ các chi phí không cần thiết trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền.

Các điều khoản và phương thức thanh toán linh hoạt đảm bảo hành trình trải nghiệm diễn ra suôn sẻ. Sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia trong quá trình đăng ký và trả nợ giúp khách hàng đưa ra quyết định thông minh và tránh được những sai lầm thường gặp. KBank Biz Loan không chỉ là một kênh vay vốn khác mà còn là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tốt hơn.

“Các dịch vụ ngân hàng số được đánh giá là giải pháp hữu hiệu mang lại nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp và là một mảnh ghép quan trọng bù đắp cho những khoảng trống của thị trường tín dụng”, ông Chat nói.

Nhìn chung, trong bối cảnh mà nền kinh tế vẫn còn mất nhiều thời gian để hồi phục, các giải pháp thanh toán phi tiền mặt cũng như giải pháp cho vay linh hoạt thông qua ứng dụng ngân hàng số đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng. Cùng với đó, các giải pháp cho vay tối ưu đã giải quyết được nỗi đau cho các doanh nghiệp thời đói vốn, cùng góp sức để đưa nền kinh tế phục hồi, lấy đà tăng tốc.


Tác giả: Hoàng Bảo
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật