A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường chứng khoán đang rất tuyệt nhưng đã đến lúc để bắt đầu lo lắng?

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện gần như hoàn toàn không sợ hãi. Điều này khiến một số chiến lược gia chuẩn bị tinh thần cho một đợt bán tháo tiềm năng.

 

Thị trường chứng khoán đang rất tuyệt nhưng đã đến lúc để bắt đầu lo lắng? - Ảnh 1.

Theo Bloomberg, S&P 500 đã tăng 19% trong năm nay, khiến các nhà đầu tư quên hết mọi lo lắng và sợ hãi để rót tiền vào thị trường chứng khoán. Theo phân tích của Deutsche Bank, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư đang ở mức cao trong lịch sử, nằm trong top 28% của mọi thời đại.

Tuy nhiên, có vẻ rất ít người quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro. Các chiến lược gia của Bank of America cho biết vị thế chống lại sự sụt giảm trong thị trường quyền chọn đang ở mức “rẻ nhất trong lịch sử”. Trong khi đó, khối lượng giao dịch quyền chọn mua, vốn đặt cược vào việc thị trường tiếp tục tăng, cao hơn quyền chọn bán với mức chênh lệch lớn nhất kể từ tháng 12/2021 vào đầu tháng 7.

Tâm lý lạc quan đang bao trùm nhưng có những lý do để lo lắng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang nỗ lực thiết kế một cú hạ cánh mềm sau một thời kỳ lạm phát cao và lãi suất tăng dữ dội – một nỗ lực được mô tả là hiếm khi thành công. Ngoài ra, tháng 8 và tháng 9 thường có xu hướng là những tháng tệ nhất trong năm của S&P 500.

Jeffrey Hirsch, biên tập viên của Stock Trader’s Almanac, người đã dự báo chính xác đợt phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính, cho biết: “Tâm lý lạc quan bao trùm, những người FOMO bắt đầu tham gia. Tôi nghĩ đã đến lúc đợt tăng giá này khựng lại”.

Đà tăng của S&P 500 xảy ra bất chấp hàng loạt dự đoán hướng về phí tiêu cực trong những tháng đầu năm 2023. Thậm chí, rất nhiều người đã thay đổi lập trường, bao gồm cả những tay chơi lớn nhất, trước cú tăng không mệt mỏi của thị trường chứng khoán.

Tất nhiên, cũng có những lý giải cho sự phục hồi của S&P 500, hiện đang trên đà tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Lạm phát giảm dần trong khi nền kinh tế vẫn tương đối ổn định, bất chấp chu kỳ thắt chặt lãi suất mạnh mẽ nhất nhiều thập kỷ của FED.

Nitin Saksena, trưởng bộ phân nghiên cứu chứng khoán phái sinh tại Bank of America, cho biết: “Nhiều nhà đầu tư có tâm lý rằng việc kiểm soát lạm phát đã hoàn thành nhưng ở thời điểm hiện tại, thực tế không phải vậy. Rủi ro lớn nhất là FED giữ một mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, điều khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ”.

Tham khảo: Bloomberg

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật