A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Tăng tốc sát mốc 83 USD/thùng

Tiến dần đến mốc 83 USD/thùng, giá xăng dầu leo dốc do nguồn cung thắt chặt, nhu cầu của Mỹ tăng, kỳ vọng về các biện pháp kích cầu của Trung Quốc tăng.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 25/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 tăng 1,67 USD, tương đương 2,1%, lên mức 78,74 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 24/4.

Còn dầu Brent giao tháng 10/2023 tăng 1,67 USD, tương đương 2,1%, lên mức 82,74 USD/thùng – mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/4.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã tăng khoảng 2% lên mức cao nhất gần 3 tháng do nguồn cung thắt chặt, nhu cầu xăng của Mỹ tăng, và kỳ vọng về các biện pháp kích cầu của Trung Quốc.

Cả hai hợp đồng đều bị đẩy vào vùng quá mua về mặt kỹ thuật trên mức trung bình động 200 ngày. Đây từng là điểm kháng cự kỹ thuật chính đối với cả hai chỉ số chuẩn kể từ tháng 8/2022.

Việc di chuyển này thường ngăn chặn các vị thế bán khống (đầu cơ), đồng thời thu hút các nhà giao dịch tìm kiếm điểm vào mới. Cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn này đã bất ngờ lao dốc đầu phiên, đảo ngược đà tăng của hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước.

Tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp, chịu tác động mạnh bởi lo ngại nguồn cung sẽ thắt chặt do việc cắt giảm sản lượng của các thành viên của OPEC+. Giá dầu tăng phản ánh các điều kiện thắt chặt do việc cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia tác động đến thị trường... ngay cả khi nhu cầu về xăng và nhiên liệu máy bay trong mùa hè đã cao hơn một chút.

Nhu cầu mạnh mẽ và lo lắng về vấn đề nguồn cung đã đẩy giá xăng kỳ hạn của Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022. Sự phục hồi của giá dầu thô diễn ra trong bối cảnh kinh tế châu Âu hiện đang rất yếu, kinh tế Mỹ đang chậm lại và Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến sẽ không công bố các biện pháp kích cầu trong tuần này.

Reuters dẫn kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy tại khu vực đồng euro, hoạt động kinh doanh trong tháng 7 giảm nhiều hơn dự kiến do nhu cầu trong ngành dịch vụ chiếm ưu thế của khối giảm trong khi sản lượng của các nhà máy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chiến dịch tăng lãi suất kéo dài của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang bắt đầu gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm “sứt mẻ” lĩnh vực dịch vụ. ECB dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 27/7.

Chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của HCOB cho khu vực đồng euro, do S&P Global biên soạn và được coi là thước đo tốt về sức khỏe kinh tế tổng thể, đã giảm xuống 48,9 (mức thấp nhất trong 8 tháng) trong tháng 7  từ mức 49,9 của tháng 6.

Tại Mỹ, trong tháng này, PMI đã giảm xuống mức 52 từ mức 53,2 trong tháng 6. Đây mà mức thấp nhất trong 5 tháng do tăng trưởng của ngành dịch vụ giảm tốc. Giá đầu vào giảm và việc tuyển dụng chậm hơn cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đạt được tiến bộ trên các mặt trận quan trọng trong nỗ lực giảm lạm phát.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, các nhà lãnh đạo đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi hậu Covid gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc sẽ tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan