A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất: Tư duy lớn bắt đầu từ khoản đầu tư nhỏ

Theo đại diện Zebra, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất Việt Nam còn ngại chuyển đổi số vì cho rằng vốn đầu tư ban đầu cao. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy.

Như bất cứ ngành công nghiệp nào, ngành sản xuất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang không ngừng ứng dụng công nghệ mới để tăng năng suất, giảm chi phí hoạt động. Với Việt Nam, nơi đa số các doanh nghiệp trong ngành đang ở quy mô vừa và nhỏ, việc áp dụng chuyển đổi số sẽ có một số hạn chế nhất định.

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh Đông Nam Á của tập đoàn Zebra Technologie đã có những chia sẻ để làm rõ hơn vấn đề này cũng như tìm ra phương án khả thi cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trên con đường số hóa hoạt động của mình.

Theo ông, quá trình chuyển đổi số trong ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã dần bắt kịp thế giới chưa?

Một báo cáo gần đây cho thấy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, cụ thể là  việc áp dụng các công nghệ then chốt của cuộc cách mạng 4.0, vẫn đang ở giai đoạn rất sớm. Tôi nghĩ một trong thách thức chính cản trở quá trình số hóa ở Việt Nam là tư duy cần nguồn vốn lớn để đầu tư vào công nghệ. Mối lo ngại này hoàn toàn có cơ sở bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, vốn không phải là tất cả. Theo tôi, trước tiên, doanh nghiệp cần nhận ra mình đang ở giai đoạn số hóa nào. Ví dụ: nếu doanh nghiệp vẫn đang sử dụng bút và giấy để kiểm kê, vậy bước tiếp theo, họ nên thay thế bằng thiết bị kiểm kho và máy quét mã vạch với khoản đầu tư không quá tốn kém. Sau đó, khi tình hình kinh doanh khả quan hơn, doanh nghiệp có thể dần dần nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến khác, như công nghệ RFID chẳng hạn. Ví dụ như BE Switchcraft, nhà sản xuất bảng điện tùy chỉnh hàng đầu của Úc. Khi hoạt động kinh doanh của họ tăng trưởng nhanh chóng, quy trình theo dõi thủ công của BE Switchcraft đã không còn có thể theo kịp khối lượng công việc ngày càng tăng của họ. Do đó, họ đã áp dụng giải pháp RFID để nâng cao quy trình theo dõi hiện tại bằng tính năng tự động hóa để cập nhật kịp thời và chính xác hơn.

Về bản chất, đó sẽ là tư duy lớn bắt đầu từ những khoản đầu tư nhỏ.

Ngoài vốn ra, ông nghĩ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có gặp trở ngại nào khác trong quá trình chuyển đổi số không?

Có hai thách thức khác mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện số hóa, đó là vấn đề về an ninh mạng và đào tạo nhân viên.

Trước khi triển khai bất kỳ công nghệ nào, doanh nghiệp nên nghĩ đến phương pháp bảo mật dữ liệu, quản trị tốt rủi ro trong tương lai. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải tìm được những đối tác phù hợp. Những đối tác này sẽ vừa giúp họ xây dựng các hàng rào bảo vệ vừa phải đảm quá trình triển khai diễn ra trơn tru, không cản trở hiệu suất của cả doanh nghiệp. Ví dụ, các thiết bị thông minh Zebra cung cấp tới doanh nghiệp có thể được cài phần mềm bảo vệ chuyên sâu LifeGuard do Zebra tự phát triển, nhờ đó doanh nghiệp vừa tối ưu hóa hoạt động chuyển đổi số nhưng vẫn tránh được mối đe dọa về các cuộc tấn công mạng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn nhân viên sử dụng các thiết bị liên quan đến quá trình số hóa. Tôi nghĩ một giải pháp hiệu quả là sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành Android, vốn quen thuộc với 69% người dùng trên toàn thế giới. Tại Zebra, chúng tôi cung cấp các thiết bị Android đi kèm với phần mềm FulfillmentEdge do Zebra nghiên cứu, giúp doanh nghiệp giảm thời gian đào tạo nhân viên ở mức tối đa. Đặc biệt, các thiết bị kiểm kho, thiết bị đeo và đầu đọc RFID do Zebra cung cấp có thể giúp doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu của từng nhân viên, tối ưu hóa lịch trình làm việc cũng như cá nhân hóa thời gian nghỉ ngơi, đổi ca…cho phù hợp. Từ đó doanh nghiệp sẽ cải thiện được mức độ hài lòng của nhân viên với tổ chức và giữ chân người tài.

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất: Tư duy lớn bắt đầu từ khoản đầu tư nhỏ - Ảnh 1.

Tăng trưởng bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia và doanh nghiệp

Để doanh nghiệp sản xuất Việt Nam không chỉ tăng tưởng mà còn tăng trưởng bền vững, bên cạnh vấn đề chuyển đổi số, ông nghĩ doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố nào khác không?

Tôi biết Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hướng tới xây dựng một trung tâm sản xuất xanh và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Việt Nam sang thị trường các quốc gia phát triển. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần áp dụng cách tiếp cận tổng thể trong phân tích tác động môi trường của toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến khâu thải bỏ.

Với hướng đi của Zebra hiện tại, tôi tin chúng tôi có thể sát cánh cùng Việt Nam trong hành trình này. Cụ thể, Zebra cam kết giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) ở phạm vi 1 và 2 vào năm 2030. Zebra cũng triển khai chương trình kinh tế tuần hoàn nhằm thúc đẩy tính bền vững sản phẩm. Trong chương trình này, chúng tôi sẽ thu mua lại một số thiết bị mà Zebra đã bán cho khách hàng; tân trang và hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu mua/thuê các thiết bị đã qua sử dụng, cũng như có phương án tái chế các thiết bị không còn sử dụng được nữa. Chương trình kinh tế tuần hoàn của Zebra sẽ thúc đấy quá trình tiêu dùng sản phẩm công nghệ theo hướng bền vững, giúp Zebra và cả khách hàng giảm thiếu tác động từ hoạt động kinh doanh của mình tới môi trường.

Với mạng lưới đối tác trên khắp thế giới, Zebra có kế hoạch gì để hỗ trợ Việt Nam tiến gần tới mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất trong khu vực?

Zebra đang làm việc với hơn 10.000 đối tác toàn cầu. Cách tiếp cận của chúng tôi là hợp tác chặt chẽ với đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng ngành nghề, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Mỗi năm, chúng tôi dành tới 10% doanh thu để đầu tư vào hoạt động R&D, nhằm cải thiện các giải pháp của mình theo hướng toàn diện hơn và sâu rộng hơn. Nhờ đó, các giải pháp do Zebra cung cấp cho doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau ưu tiên lựa chọn; không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn các ngành khác như vận tải, hậu cần, bán lẻ, y tế...

Năm ngoái, Zebra đã tiến hành mở rộng trung tâm dịch vụ tại Việt Nam. Đây là hoạt động thể hiện rõ cam kết của Zebra đối với khách hàng trong nước, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan