A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Startup hiếm hoi được cả 5 "cá mập" tranh giành: Tổ chức trekking, leo núi tại 40 cung đường, không vay nợ, doanh thu gần 90 tỷ đồng

Bức tranh tài chính với những keyword “không vay nợ”, “có lãi ngay sau đại dịch”, “doanh thu hàng năm đạt 89 tỷ đồng” giúp starup Tổ Ong Adventure được 5 Shark cùng ra deal.

 

Startup hiếm hoi được cả 5 'cá mập' tranh giành: Tổ chức trekking, leo núi tại 40 cung đường, không vay nợ, doanh thu gần 90 tỷ đồng- Ảnh 1.

Đinh Bạt Hoàng (trái) và Thảo Span (phải) gọi vốn tại Shark Tank.

Đến Shark Tank Việt Nam mùa 7, Tổ Ong Adventure kêu gói vốn 5 tỷ đồng cho 5% cổ phần. 

Tổ Ong là một đơn vị chuyên tổ chức các tour leo núi, hiking và trekking trọn gói với ba loại hình chinh phục dành cho người mới bắt đầu, người đã có kinh nghiệm leo núi và người dày dặn kinh nghiệm có đam mê chinh phục, thử thách sức bền. Mức giá của mỗi tour dao động từ 2,49 triệu – 4,69 triệu.

Hoàn thiện tất cả các giấy phép của công ty lữ hành vào năm 2019, đến nay Tổ Ong Adventure đã có danh mục hơn 40 cung đường trải dài khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, trong đó có 18 cung đường khai thác thương mại hàng tuần. Ngoài ra, startup này đang được một số vườn quốc gia giao quyền quản lý các tuyến đường để khai thác các hoạt động du lịch ở đó một cách bền vững.

Theo chia sẻ của Võ Thị Ngọc Thảo – đồng sáng lập và CEO của Tổ Ong Adventure về năng lực doanh nghiệp, hiện Tổ Ong đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quản lý chất lượng có thể sống nhiều ngày ở trong rừng để tiền trạm, thiết kế, đóng gói ra những sản phẩm trải nghiệm.

Tiêu chí Tổ Ong hướng tới là phát triển bền vững với thiên nhiên, đồng thời cam kết tất cả rác thải trong quá trình đi hiking, trekking đều được mang ra ngoài.

Startup hiếm hoi được cả 5 'cá mập' tranh giành: Tổ chức trekking, leo núi tại 40 cung đường, không vay nợ, doanh thu gần 90 tỷ đồng- Ảnh 2.

Trả lời câu hỏi của Shark Lê Mỹ Nga về việc quản trị rủi ro, Đinh Bạt Hoàng – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc sản phẩm cho biết Tổ Ong Adventure tham khảo từ các nguồn tài liệu quốc tế, kết hợp với kinh nghiệm đi rừng của các chuyên gia trong đội ngũ Tổ Ong và tính toán trên thể lực của người Việt Nam.

Từ đó, startup phân loại địa hình có thể hiking, trekking. Doanh nghiệp này cũng áp dụng quy trình đánh giá tình huống của khách hàng, chia ra cấp độ nguy hiểm và phương án đưa khách ra ngoài.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, với số vốn 5 tỷ đồng huy động tại Shark Tank se được sử dụng cho các hoạt động basecamp và nghiên cứu các sản phẩm mới.

Nữ CEO nói thêm, định hướng của Tổ Ong Adventure là đi nhanh trong hai năm tới để thuê môi trường rừng. Startup sẽ chứng minh năng lực để các vườn quốc gia trao quyền quản lý tuyến trong những cung đường mà doanh nghiệp nhắm tới.

Theo kế hoạch đó, với hai basecamp hiện có ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Hòa Bình, Tổ Ong đặt mục tiêu có 5 điểm trong 5 năm tới. Song song đó là mở rộng kênh bán, xây dựng địa điểm đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để thu hút khách nước ngoài.

Nói về bức tranh tài chính, vốn điều lệ và thực góp của công ty là 2,2 tỷ, hiện không vay nợ. Doanh thu năm 2023 là 89 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 12%. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 là 36 tỷ.

Về lợi nhuận, công ty ghi nhận lợi nhuận âm trong thời kỳ đại dịch Covid và phục hồi ngay sau dịch. Lợi nhuận năm 2022 là 4 tỷ, 2023 là 10 tỷ và năm 2024 tính đến thời điểm lên Shark Tank gọi vốn đã lãi 4 tỷ.

Có hứng thú với lĩnh vực leo núi, Shark Thái đánh giá “leo núi sẽ thúc đẩy tinh thần rất nhiều. Bây giờ thế hệ GenZ cứ sơ hở ra là đi chữa lành, đây là một cách chữa lành rất là tốt”. Vị cá mập này nhanh chóng đưa ra đề nghị trở thành nhà đầu tư tài chính với con số 1 triệu USD cho 36% cổ phần.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực Certification QA, QC, cấp chứng nhận và kiểm soát rủi ro, kiểm soát an toàn, Shark Lê Mỹ Nga cho biết: “Nếu tôi tham gia có thể hỗ trợ kết nối để startup được công nhận và có chứng nhận tiêu chuẩn về an toàn. Đây là cách bạn có thể tuyên ngôn với thị trường về giá trị mà bạn đem đến cho khách hàng” .

Với lợi thế đó, Shark Nga đề nghị đầu tư 1 tỷ đồng cho 10% cổ phần, 4 tỷ còn lại là cho vay chuyển đổi trong vòng 6 tháng với lãi suất 15% một năm, sau đó chuyển sang cổ phần.

Ấn tượng với câu chuyện và mô hình kinh doanh của startup, Shark Minh Beta gợi ý concept truyền thông ‘4 chữ E”, bao gồm: Environment – môi trường; Exotic – lạ; Exclusive – độc quyền; Engage – kết nối với cộng đồng, môi trường xung quanh, bảo tồn, đồng thời đưa ra đề nghị đầu tư 2,5 tỷ cho 5% cổ phần, 2,5 tỷ còn lại là khoản vay chuyển đổi.

Về phía Shark Bình, ông cho biết mô hình kinh doanh vận hành hoàn toàn bởi con người vốn không thuộc khẩu vị đầu tư của ông. Tuy nhiên, có hứng thú với các hoạt động của startup nên ông đề nghị cùng tham gia đầu tư với Shark Thái. Theo đó, Shark Thái và Shark Bình đề nghị đầu tư 1 triệu USD tỷ cho 36% cổ phần.

Vốn yêu thích lĩnh vực du lịch và đã có 4 Shark ra deal, Shark Hưng đề nghị sẽ tham gia cùng một Shark mà Tổ Ong Adventure nhận deal, với số cổ phần sở hữu tối đa là 5%.

Startup hiếm hoi được cả 5 'cá mập' tranh giành: Tổ chức trekking, leo núi tại 40 cung đường, không vay nợ, doanh thu gần 90 tỷ đồng- Ảnh 3.

Ngay lập tức, Shark Minh Beta đề nghị “bắt tay” Shark Hưng đầu tư cho startup với số tiền đầu tư là 5 tỷ đổi lấy 10% cổ phần (mỗi Shark đầu tư 2,5 tỷ lấy 5% cổ phần). Đồng thời, Shark Minh Beta cũng đưa ra điều điện rằng bên cạnh KPI về hoạt động kinh doanh, startup cần đạt được KPI về chỉ số ảnh hưởng tới cộng đồng bản địa.

Mong muốn tìm kiếm các Shark đi đường dài và có cùng giá trị với doanh nghiệp, Tổ Ong Adventure quyết định đàm phán với Shark Minh Beta và Shark Hưng số cổ phần là 7%.

Sau khi đàm phán, thương vụ khép lại thành công khi Shark Minh Beta, Shark Hưng và Tổ Ong Adventure đạt được thỏa thuận đầu tư 5 tỷ cho 8% cổ phần.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật