A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học ngành công nghiệp tóc bạc, về nước khởi nghiệp trở thành viện trưởng của hơn 600 người cao tuổi

Mang theo ý tưởng về "ngành công nghiệp tóc bạc", cuối năm 2021, cô gái Gen Z quyết định nghỉ việc và khởi nghiệp.

Mới khoảng 4 giờ sáng ngày 17/4, thời gian tập thể dục buổi sáng tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ái Cố Gia ở thành phố Thường Đức (Hồ Nam, Trung Quốc) rất sôi nổi. Người chủ trì hoạt động của nhóm cụ ông cụ bà chính là "Viện trưởng Gen Z" Điền Xán Xán (23 tuổi). Mặc dù tuổi tác không lớn, nhưng với kinh nghiệm trong ngành dịch vụ điều dưỡng và dưỡng lão nhiều năm, cô gái này đã trở thành một phần trong cuộc sống “gần đất xa trời” của hơn 600 cụ ông, cụ bà.

“Hy vọng nhiều người trẻ có sự quan tâm đến vấn đề dưỡng lão, để ngành công nghiệp hưu trí có sự tham gia của nhiều lực lượng trẻ”, Điền Xán Xán vừa nhìn cụ bà bên cạnh vừa tươi cười nói.

"Nữ viện trưởng" Gen Z - niềm tin cuối cùng của hơn 600 người già

Tóc buộc đuôi ngựa, mang giày vải, khuôn mặt trẻ trung đầy nụ cười. Thật khó để tưởng tượng cô gái mới 23 tuổi này là chỗ dựa tinh thần cuối cùng của rất nhiều người già ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ái Cố Gia.

Kiểm tra tình trạng của các cụ ông cụ bà, xử lý đơn đặt hàng vật phẩm và trang thiết bị cho trung tâm, xem xét và điều chỉnh dịch vụ chăm sóc hiện tại... Điền Xán Xán vô cùng thong dong bình tĩnh xử lý hết cả thảy những công việc này mỗi ngày. Cô dặn lòng bản thân phải tận lực để đáp ứng tất cả nhu cầu của người cao tuổi tại trung tâm và cho họ cuộc sống thoải mái nhất.

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học 'ngành công nghiệp tóc bạc', về nước khởi nghiệp trở thành 'viện trưởng' của hơn 600 người cao tuổi - Ảnh 1.

Năm 2019, Điền Xán Xán còn đang theo học ngành điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Thường Đức đã nhận thức sâu sắc về tiềm năng của "nền kinh tế tóc bạc": “Khi còn đi học, em đã biết dưỡng lão là một ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn nên em muốn thử sức”.

Chứng kiến sự khó khăn của thời đại và những nguy cơ mà thế hệ trẻ đang phải đối mặt, Điền Xán Xán đã “chạy nước rút”, hoàn thành tất cả các khóa học chuyên ngành điều dưỡng của trường trước một năm. 

Kế tiếp, cô gái trở về xin sự đồng ý của phụ huynh, tự bỏ tiền sang Nhật Bản học kiến thức chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp hơn.

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học 'ngành công nghiệp tóc bạc', về nước khởi nghiệp trở thành 'viện trưởng' của hơn 600 người cao tuổi - Ảnh 2.

"Lúc ấy, nhiều người không hiểu cho lý tưởng của em, kể cả bố mẹ. Em phải dành thời gian khá dài để giải thích cho bố mẹ hiểu về mục tiêu của mình và vạch ra cả tương lai cho họ thấy. Nhờ đó, bố mẹ mới chấp nhận cho em đi", Điền Xán Xán nhớ lại.

Trong mắt hầu hết mọi người, “người trẻ tuổi là phải làm những công việc năng động hơn, hoặc chí ít trở thành nhân viên văn phòng  9 giờ đi làm, 6 giờ về. Không ai lại đâm đầu vào công việc chăm sóc người già như Xán Xán, thà làm y tá trong bệnh viện còn tạm được”. 

Thế nhưng cô gái Điền Xán Xán đã nhìn thấy tiềm lực to lớn của thị trường dưỡng lão, cũng tin rằng người trẻ, cụ thể là Gen Z, có thể mang lại làn gió mới cho ngành nghề bị xem là “già cỗi và nhàm chán” này.

Bất chấp ánh mắt dị nghị của người xung quanh, cô gái mang theo hành lý một mình để đi du học ở đất nước mặt trời mọc - nơi có môi trường đào tạo lĩnh vực điều dưỡng và dưỡng lão rất tốt trên thế giới.

Thổi hơi thở thanh xuân vào thế hệ “xế chiều hồng”

Năm 2020, Điền Xán Xán trở về từ học tập trở về làm quản lý bộ phận điều dưỡng tại một trung tâm dưỡng lão. Cơ hội tiếp xúc với người cao tuổi càng nhiều, cô gái nhanh chóng nhận ra những hạn chế hiện tại của viện dưỡng lão truyền thống.

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học 'ngành công nghiệp tóc bạc', về nước khởi nghiệp trở thành 'viện trưởng' của hơn 600 người cao tuổi - Ảnh 4.

"Mỗi cụ ông, cụ bà sẽ có tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh và câu chuyện khác nhau nên phải áp dụng những dịch vụ khác nhau. Một số người có thể tự chăm sóc bản thân, chỉ muốn sống an ổn tại ngôi nhà của mình mà không cần đến bất kỳ trung tâm dưỡng lão nào. Vì thế chúng ta cần các dịch vụ chăm sóc tại nhà hơn. Nhiều người già mất đi năng lực tự chủ cơ thể và khó tự chăm sóc bản thân, do đó cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp hơn. Người già chỉ có thể ngồi hoặc nằm yên một chỗ lại cần được chăm sóc 24/24 giờ", Điền Xán Xán chia sẻ.

Mang theo ý tưởng của riêng mình, cuối năm 2021, Điền Xán Xán quyết định nghỉ việc và lập nghiệp.

Sau quá trình dồn tâm huyết nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu, Điền Xán Xán đã đưa ra phương án chương trình dịch vụ chăm sóc người già tại nhà cho Bộ phận Dịch vụ dưỡng lão của Cục Dân sự thành phố Thường Đức. 

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học 'ngành công nghiệp tóc bạc', về nước khởi nghiệp trở thành 'viện trưởng' của hơn 600 người cao tuổi - Ảnh 5.

"Lúc ấy, em không ôm quá nhiều hy vọng, cũng không nghĩ nhận được hồi âm từ chính quyền nhanh như vậy". Tháng 2022/2, “Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong” của Điền Xán Xán ra đời.

"Đây là một nền tảng dịch vụ chăm sóc tại nhà trực tuyến và ngoại tuyến. Chúng em thiết lập các điểm dịch vụ trong cộng đồng, người già có thể đặt dịch vụ thông qua các quầy tại chỗ, hoặc cũng có thể đặt qua mạng", Điền Xán Xán giới thiệu.

Đầu tiên, cơ sở của Điền Xán Xán sẽ tiến hành đánh giá toàn diện cho từng cụ ông, cụ bà; đồng thời tư vấn dịch vụ chăm sóc tại nhà hay nhập viện dưỡng lão. Đối với người già chọn ở nhà, cơ sở sẽ cung cấp dịch vụ dọn dẹp, nấu ăn, tập thể dục và chăm sóc y tế chuyên nghiệp.

Điền Xán Xán cho biết, chi phí dịch vụ cho mỗi tháng cao nhất không quá 1.500 NDT (hơn 5 triệu đồng), con số này đã rất phải chăng so với chi phí ở viện dưỡng lão.

Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, “Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong” đã thu hút 28 nhân viên điều dưỡng trẻ, chủ yếu là bạn đại học của Xán Xán. “Em rất hạnh phúc vì có nhiều người trẻ tuổi tham gia vào ngành công nghiệp bị gắn mác già cỗi này”.

Cô gái Gen Z bất chấp định kiến sang Nhật học 'ngành công nghiệp tóc bạc', về nước khởi nghiệp trở thành 'viện trưởng' của hơn 600 người cao tuổi - Ảnh 6.

Tháng 8/2022, “Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong” đã chính thức hợp tác với Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ái Cố Gia để thực hiện mô hình dưỡng lão "1 + N". 

Theo đó, “1” là bệnh viện, tập trung vào nhóm người cao tuổi cần được chăm sóc 24/24, được đón từ nhà đến cơ sở. “N” là dịch vụ tư vấn và chăm sóc tại nhà của Điền Xán Xán dành cho nhóm người già muốn được dưỡng lão tại gia.

Đến cuối năm 2022, “Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong” đã phục vụ 630 người cao tuổi, và con số này vẫn đang tăng lên.

Theo cách nói đùa của cô gái Gen Z Điền Xán Xán, thanh niên trẻ như “thanh xuân xanh” hòa mình vào cuộc sống của nhóm người cao tuổi “xế chiều hồng”. Sự xuất hiện của lực lượng trẻ tuổi không chỉ có thể mang lại nhiều đổi mới hơn cho ngành công nghiệp dưỡng lão, mà còn cho các cụ ông, cụ bà cơ hội để “quay ngược thời gian” bởi sức sống trẻ trung của thế hệ ngày nay.

Nguồn: Chinanews, 163


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật